16:23 31/10/2019

Mùa ốc ngon đã đến: cân nhắc trước khi ăn

Hoài Phương

Ăn ốc thường xuyên sẽ giúp bổ sung nhiều canxi, vitamin B1, B2… Đây cũng là loại thực phẩm rất giàu đạm, kali và chứa nguồn vitamin E, selen, đồng… cực dồi dào.


Ốc nước ngọt còn gọi là ốc đồng, ốc vàng, danh oa. Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều chất đạm và canxi. Trong ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, còn ốc vặn chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein. Đông y có khi dùng ốc luộc để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, thủy đậu, trĩ, nhiễm trùng... Có thể chế biến ốc thành nhiều món ăn rất tốt cho sức khoẻ.Tuy nhiên, vì ốc là loài thủy sinh, sống trong bùn nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cực cao. Vì thế, trước thói quen ăn ốc luộc tại các hàng quán vỉa hè của người tiêu dùng, đôi khi sẽ có những nguy cơ sức khỏe mà không ai lường trước được.Mua ốc về cần chế biến ngayRất nhiều người, cửa hàng khi mua ốc về nhiều khi không chế biến ngay nên tỉ lệ ốc chết khá nhiều. Tình trạng ăn ốc luộc nhưng vẫn thấy có mùi thum thủm của ốc chết không phải là hiếm. Chính quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh ở các quán vỉa hè sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tả, tiêu chảy. Đó là chưa kể đến những món rượu đi kèm sẽ gây ra hậu họa khôn lường khi sử dụng.
Mùa ốc ngon đã đến: cân nhắc trước khi ăn - Ảnh 1.
Nhưng ốc đồng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, do đó, bắt buộc cần phải ngâm ốc kỹ trước khi rửa sạch và chế biến. Tốt nhất sau khi ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước chanh… Loại bỏ ruột ốc vì nằm ở đuôi ốc nên chứa rất nhiều chất bẩn. Sau đó, bạn cần bóp muối, vắt chanh và rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch cho hết nhớt và chất bẩn dính trên ốc.Luộc ốc thật kỹNhiều người thường không quy định cho mình một khoảng thời gian nhất định để luộc ốc. Nhất là nhiều người có thói quen luộc ốc khan (không đổ nước vào luộc cùng). Điều này khiến ốc ra nhiều nước, sôi rất nhanh và do đó cũng tắt bếp nhanh hơn. Nhung có nhiều loài giun, sán ẩn náu trong thực phẩm ngon miệng, khoái khẩu này. Nếu không đun thật lâu, thật kỹ, bạn có khả năng bị giun sán sinh sôi, nảy nở trong bụng.Nếu ăn phải ốc luộc chứa ký sinh trùng không chỉ khiến chúng đi vào ruột mà còn đi vào mắt, gây mù mắt , liệt mắt… cực nguy hiểm. Chưa kể, ăn ốc chưa chín kỹ có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm độc do ốc sống trong ao hồ, bùn lầy. Những khu vực này khó kiểm soát hết có ô nhiễm hay không, nhất là khi ốc là loài thủy sinh ăn tạp.
Mùa ốc ngon đã đến: cân nhắc trước khi ăn - Ảnh 2.
Không ăn chung với thực phẩm có chứa vitamin CMột sai lầm mà rất nhiều người mắc phải là sử dụng các loại hoa quả, thực phẩm chứa vitamin C chung với hải sản như ốc, tôm... Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi chất dinh dưỡng có trong các loại hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành hợp chất có độc tương đương như amip asen (thạch tín). Khi sử dụng chung với loại thực phẩm này, người ăn có thể bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, thạch tín khi ngấm vào cơ thể trong một vài trường hợp không biểu hiện ra bên ngoài nhưng lại âm thầm gây hại cho sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa.Nguy cơ nhiễm sánCua và ốc bắt ở đồng, ở ao nếu được chế biến không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến người ăn dễ mắc các loại sán. Một trong các bệnh về sán hay gặp là sán lá phổi, nhiễm bệnh do ăn phải cua, ốc nấu chưa chín. Ở Việt Nam, vật chủ trung gian hay gặp nhất là các loại cua sống ở suối vùng miền núi phía Bắc. 
Mùa ốc ngon đã đến: cân nhắc trước khi ăn - Ảnh 3.
Từ phế quản của người bệnh, trứng sán lá phổi được bài xuất ra ngoài theo đờm. Ở môi trường nước, trứng sán phát triển thành ấu trùng lông và tiếp tục chu kỳ ở các vật chủ trung gian là ốc. Khi mắc sán lá phổi, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là ho đờm có lẫn máu, thường ho nhiều vào sáng sớm. Đờm thường có màu rỉ sắt giống như viêm phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thường có cơn động kinh, ở gan thì gây áp-xe gan.