13:32 28/08/2019

Người trẻ liệu có bị suy giảm trí nhớ?

Hoài Phương

"Thủ phạm" chính gây nên tình trạng này được cho là do môi trường và thực phẩm nhiều hóa chất, cộng với thói quen làm việc với các thiết bị điện tử.


Theo các nhà khoa học, cuộc sống hiện đại đang có xu hướng làm gia tăng các bệnh về trí nhớ của con người. Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Bournemouth (Anh) trong giai đoạn 2010 - 2015 cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến các bệnh về thần kinh tăng lên đáng kể ở 16 nước tham gia khảo sát."Xu hướng gia tăng tình trạng tử vong do suy giảm trí nhớ và các bệnh về thần kinh ở người trẻ có nguy cơ đe dọa các gia đình, gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe công cộng," Giáo sư Colin Pritchard thuộc đại học Bournemouth nhận định.Cuộc khảo sát thực hiện bởi đại học Bournemouth cho thấy khoảng 20 - 30% người trẻ đang gặp phải các vấn đề về trí nhớ. Không những vậy, ở những người độ tuổi 25 trở lên, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não bị hủy diệt. Không ít người chủ quan cho rằng suy giảm trí nhớ là điều hoàn toàn bình thường, chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian là sẽ hồi phục. Trong khi đó, thực tế cho thấy, cùng với tuổi tác và nhiều tác nhân khác từ bên ngoài, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Người trẻ liệu có bị suy giảm trí nhớ? - Ảnh 1.
Ngay tại Việt Nam, trong thời đại công nghiệp hóa - đô thị hóa, con người phải đối phó với các thay đổi như: làm việc trong phòng kín với máy vi tính, ít vận động thể lực, dùng thực phẩm công nghiệp, đối mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Những thay đổi này càng làm gia tăng "đội quân" gốc tự do. Gốc tự do càng tăng cao, sự hủy hoại tại các tế bào thần kinh càng mạnh. Ở hình thức nhẹ, bệnh nhân có những biểu hiện đãng trí, hỏi trước quên sau, chuyện nọ xọ chuyện kia, hay lặp lại một câu trong lúc trò chuyện...Thực tế cho thấy, khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ (bệnh mất trí) 3 năm sau đó.Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống thường ngày, suy giảm trí nhớ còn khiến người trẻ khi về già có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson - một dạng thoái hóa não bộ không hồi phục và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc tìm hiểu các biện pháp để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị kịp thời chứng suy giảm trí nhớ là điều vô cùng cần thiết.
Những biểu hiện của người suy giảm trí nhớ do bệnh lý chính là: Quên cách sử dụng những đồ vật mà mình dùng rất thường xuyên; Gặp khó khăn trong việc tiếp nhận những thông tin, kiến thức mới; Hay lặp lại một câu nói hoặc một câu chuyện, trong cùng một buổi trò chuyện; Sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn… Với những người mắc chứng suy giảm trí nhớ ở mức độ nhẹ, họ rất hay than phiền về tính đãng trí của mình, tuy trí nhớ có suy giảm so với tuổi thật, nhưng nhận thức và mọi hoạt động vẫn bình thường.
Người trẻ liệu có bị suy giảm trí nhớ? - Ảnh 2.
Để cải thiện trí nhớ người có triệu chứng suy giảm trí nhớ nên thường xuyên rèn luyện cơ thể. Việc tập thể thao hằng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn củng cố trí óc. Chỉ với 20 phút tập thể dục mỗi ngày, các nơ-ron của não bộ sẽ liên kết tốt hơn, phản xạ của bạn cũng nhanh nhạy hơn. Các nhà khoa học khuyên rằng, nên rèn luyện cơ thể ngay trước khi bắt đầu bài tập rèn luyện trí não để đạt hiệu quả tốt nhất.Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học đều khẳng định rằng chúng ta cần ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm để đảm bảo sự tỉnh táo và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ và mắc các bệnh về hệ thần kinh.Những mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng là một trong những yếu tố chủ chốt cho cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn. Hãy tìm một sở thích ngoài công việc, dành thời gian bên gia đình và bạn bè của bạn, vì đó là liều thuốc tốt nhất cho trí não và tinh thần.