15:26 17/01/2020

Thực phẩm nên ăn trong mùa xuân theo y học cổ truyền

Hoài Phương

Phép dưỡng sinh nói chung và dưỡng sinh ẩm thực nói riêng là một trong những di sản quý giá của y học cổ truyền phương Đông.


Một trong những nguyên tắc chung hết sức quan trọng của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông là phải "thuận theo tự nhiên" mà tự nhiên lại có bốn mùa cho nên trong mỗi mùa lại có những thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Bạn đã biết những thực phẩm nên ăn trong mùa xuân là gì chưa?Hoa quả có vị ngọtTheo Đông y, mùa xuân là mùa phải bồi bổ cho gan, nếu ăn nhiều những thực phẩm vị chua sẽ sẽ gây tổn thương cho lá lách và dạ dày, nên phải hạn chế ăn chua. Hoạt động ngoài trời của của con người vào mùa xuân thường nhiều hơn mùa đông, tiêu hao năng lượng khá nhiều, lượng calo cần thiết tăng theo. Nhưng lúc này tỳ vị hơi yếu, chức năng tiêu hóa của dạ dày khá kém, nên ăn nhiều thịt mỡ là không thích hợp, do đó năng lượng có thể được cung cấp từ đồ ngọt. Các loại hoa quả có vị ngọt như cam, táo, cherry… là thích hợp nhất để thưởng thức trong mùa xuân.
Thực phẩm nên ăn trong mùa xuân theo y học cổ truyền - Ảnh 1.
Mật ongMật ong vị ngọt, có thể bổ trung ích khí, nhuận tràng thông tiện. Khí hậu mùa xuân thường hay thay đổi, tiết trời lúc ấm lúc lạnh, con người dễ bị cảm. Do mật ong chứa nhiều khoáng chất, vitamin, còn có chức năng thanh phổi giải độc và có thể tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, vào mùa này, nếu uống 1-2 thìa mật ong/ngày, pha với nước ấm hoặc uống cùng với sữa có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể.Măng tâyMăng tây cung cấp lượng lớn folate, loại vitamin B giúp bạn tránh khỏi tình trạng uể oải, mệt mỏi. Folate đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin và norepinephrin, tất cả đều giúp cải thiện tâm trạng của con người. Một chén măng tây nấu chín chứa 268 microgam (mcg), khoảng 2/3 liều lượng folate cần thiết dành cho phụ nữ hàng ngày.Rau hẹ
Thực phẩm nên ăn trong mùa xuân theo y học cổ truyền - Ảnh 2.
Thời tiết mùa xuân thường nóng lạnh bất thường, cơ thể bạn cần được tăng cường dưỡng khí. Rau hẹ hay còn gọi là rau khơi xương rất tốt cho việc tăng cường dưỡng khí. Mùa Xuân là thời kỳ phát triển tươi tốt của rau hẹ. Trong một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, Rau hẹ có chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón và sâu răng.
Chất xơ trong rau hẹ có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, ung thư đại tràng. Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng hỗ trợ trị liệu tăng huyết áp và các bệnh cơ tim.Bắp cải tímMùa xuân là mùa của các loại rau cải tăng trưởng nhanh nhất. Sau những chuối ngày dài của mùa đông lạnh lẽo với những loại thực phẩm như xu hào, cà rốt, khoai… thì đây là lúc bạn cần phải thanh lọc cho cơ thể của mình. Vì vậy bạn nên ăn rau bắp cải vào mùa xuân là rất cần thiết.Bắp cải tím chứa các khoáng chất canxi, magie và mangan giúp xương khỏe mạnh. Với lượng chất xơ dồi dào, chúng còn tốt cho hệ tiêu hóa, chứa rất ít colo nhưng nhiều vtamin và khoáng chất giúp giảm cân tốt. Bắp cải tím còn chứa glutamine – một loại axit hiệu quả trong việc giảm đau và giảm sưng tấy dạ dày. Vitamin A và C trong bắp cải đỏ là những chất chống oxy hóa tuyệt vời, đặc biệt tốt cho da.Hành tây, gừng, tỏi
Thực phẩm nên ăn trong mùa xuân theo y học cổ truyền - Ảnh 3.
Không chỉ là gia vi, chúng còn có giá trị dược liệu quan trọng, không chỉ làm tăng cảm giác ngon miệng, mà còn có tác dụng diệt khuẩn trừ bệnh. Mùa xuân là lúc hành và tỏi giàu giá trị dinh dưỡng nhất trong năm, cũng là loại gia vị này hăng nhất, thơm nhất, ngon nhất. Các loại thực phẩm này có thể phòng ngừa các bệnh lây nhiễm quan đường hô hấp thường gặp trong mùa xuân.