16:47 20/12/2019

Trước ông Trump, tổng thống Mỹ nào từng bị đưa ra luận tội?

Hoài Thu

Trước ông Trump, từng có 2 tổng thống Mỹ bị đưa ra luận tội, trong đó chưa người nào bị phế truất

Ngày 18/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức bị Hạ viện Mỹ đưa ra luận tội. Trong lịch sử Mỹ, chỉ có 3 tổng thống từng bị đưa ra luận tội, gồm Andrew Johnson vào năm 1868 và Bill Clinton năm 1998. 

Ngoài ra, còn một trường hợp nữa là cựu tổng thống Richard Nixon, người đã từ chức trước nguy cơ bị luận tội vào năm 1974. 

Dưới đây những gì đã xảy ra với hai tổng thống Mỹ bị đưa ra luận tội trước trường hợp của ông Trump, theo Business Insider.

2

Andrew Johnson là tổng thống đầu tiên của Mỹ bị đưa ra luận tội. Mọi chuyện bắt đầu khi ông Johnson bãi nhiệm Bộ trưởng Chiến tranh Edward Stanton vào năm 1867, vi phạm Đạo luật Nhiệm kỳ Quan chức chính phủ (Tenure of Office Act). Theo luật này, ông không được phép sa thải bất kỳ quan chức quan trọng nào mà không có sự cho phép của Thượng viện. Ban đầu, ông Johnson đình chỉ công tác của ông Stanton rồi sau đó cho người khác thay thế ông. Tuy nhiên, khi Quốc hội can thiệp và phục chức cho ông Stanton, cựu tổng thống Johnson đã ra quyết định sa thải quan chức này vào ngày 21/7/1868.

4

Ba ngày sau đó, vào 24/2/1868. Hạ viện Mỹ quyết định luận tội ông Johnson với tỷ lệ phiếu thuận trên phiếu chống là 126/47. Hạ viện cho rằng ông đã vi phạm pháp luật và coi thường Quốc hội.

5

Từ tháng 3 đến tháng 5/1868, trong 11 tuần, Thượng viện Mỹ xem xét trường hợp của ông Johnson và biểu quyết với 35/54 phiếu xác định ông có tội. Tuy nhiên, ông được trắng án bởi vì theo quy định, chỉ khi 2/3 nghị sỹ trong Thượng viện xác định có tội thì ông mới bị phế truất.

6

Hơn 100 năm sau đó, cuộc khủng hoảng trong hai năm dẫn đến quyết định từ chức của Cựu tổng thống Richard Nixon bắt đầu vào ngày 17/6/1972. Khi đó, 5 người đã bị bắt sau khi đột nhập vào trụ sở của Ủy ban Quốc gia Dân chủ tại khách sạn Watergate ở Washington D.C. và đặt máy nghe trộm. Tới ngày 8/1/1973, phiên toà xét xử vụ án này bắt đầu và tới cuối tháng 4 cùng năm, hai quan chức cấp cao của Nhà Trắng và Bộ trưởng Tư pháp do liên quan tới vụ việc. Cố vấn Nhà Trắng cũng bị sa thải.

7

Tháng 7 năm đó, ông Nixon đã từ chối bàn giao lịch sử các cuộc điện thoại của ông, được cho là có liên quan tới vụ đột nhập và nghe trộm trên. Ông dẫn một số đặc quyền là lý do để không bàn giao các tài liệu này cho Quốc hội (kể cả khi có trát của toà án). Toà án Tối cao sau đó đã phải ra phán quyết buộc ông phải làm vậy.

8

Tới tháng 10, thêm nhiều tranh cãi xảy ra khi một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng thà từ chức chứ không tuân lệnh Nixon để sa thải công tố viên đặc biệt Archibald Cox, người đang dẫn dắt cuộc điều tra về hành vi sai trái của ông.

9

Ngày 9/5/1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện bắt đầu các thủ tục luận tội đối với ông Nixon và nhất trí với tỷ lệ phiếu thuận áp đảo lên tới 410/414. Tới tháng 7 năm đó, Ủy ban này xác định ông Nixon đã cản trở công lý, lạm dụng quyền lực và coi thường Quốc hội. Ba tội danh này đã được chuyển lên Hạ viện để biểu quyết luận tội.

10

Tuy nhiên, trước khi Hạ viện bỏ phiếu để quyết định việc này, Nixon đã từ chức vào ngày 8/8/1974. Ông là tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Mỹ.

11

Trường hợp bị luận tội gần đây nhất là cựu tổng thống Bill Clinton. Từ đầu năm 1994, ông đối mặt với hàng loạt bê bối, bắt đầu với một cuộc điều tra tài chính, còn gọi là "Whitewater".

13

Cùng năm đó, bà Paula Jones, một cựu quan chức của bang Arkansas, đã đâm đơn kiện cáo buộc ông Clinton quấy rối tình dục. Cựu tổng thống Clinton khi đó lập luận rằng với cương vị tổng thống, ông có quyền được miễn trừ khỏi các vụ án dân sự, nhưng năm 1997, Tòa án Tối cao Mỹ đã bác bỏ lập luận của ông.

14

Tháng 1/1998, cũng trong vụ kiện của bà Jones, ông Clinton phủ nhận cáo buộc ngoại tình với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky. Nhưng tới tháng 7, ông phải ra điều trần về những cáo buộc khai man liên quan tới mối quan hệ với Lewinsky. Một tháng sau đó, cựu tổng thống Mỹ thừa nhận ngoại tình với nữ thực tập sinh.

16

Tháng 10 năm đó, vài ngày sau các đoạn băng bằng chứng được tung ra, Hạ viện Mỹ biểu quyết nhất trí đưa ông Clinton ra luận tội. Trong một báo cáo được cố vấn độc lập Kenneth Starr công bố vào một tháng trước, có 11 căn cứ để luận tội ông Clinton.

17

Ngày 11/12/1998, Hạ viện đưa ra 3 tội danh của ông Clinton: nói dối bồi thẩm đoàn, khai man về mối quan hệ với Lewinsky và cản trở công lý. Một ngày sau đó, tội danh thứ tư được công bố: lạm dụng quyền lực.

18

Ngày 19/12/1998, Hạ viện xác định ông Clinton phạm 2 trong số các các tội danh đó, gồm khai man và cản trở công lý, với tỷ lệ biểu quyết là 228-206, và 221-212.

19

Tuy nhiên, sau khi các tội danh được đưa lên Thượng viện xem xét, ông được tuyên bố trắng án vào ngày 12/2/1999 do tỷ lệ phiếu xác định ông có tội không đạt 2/3. Sau đó, ông Clinton tiếp tục hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của mình và ghi dấu với chiến thắng trong cuộc chiến ở Kosovo, bình thường hoá quan hệ thương mại với Trung Quốc và Việt Nam, củng cố nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

21

Hiện tại, ông Trump là tổng thống Mỹ thứ 4 đối mặt với cuộc điều tra luận tội lạm dụng quyền lực để ghìm giữ viện trợ và gây sức ép buộc Ukraine tiến hành điều tra ông Joe Biden, cựu Phó tổng thống Mỹ và cũng là đối thủ tiềm năng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020.