11:23 23/12/2019

Vị thế của doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế Việt Nam

Nguyễn Huyền

Ông Rustom Mistry, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Bühler Việt Nam đã có những chia sẻ về một doanh nghiệp FDI khi tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam

Ông Rustom Mistry, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Bühler Việt Nam.
Ông Rustom Mistry, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Bühler Việt Nam.

Sau 31 năm đổi mới và mở cửa với quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực.

Khu vực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, và doanh nghiệp FDI đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Từ đầu năm tới nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực. Trong đó, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 15,74 tỷ USD, chiếm 69,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Ông Rustom Mistry, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH Bühler Việt Nam đã có những chia sẻ về một doanh nghiệp FDI khi tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Ông giới thiệu đôi nét về công ty Bühler và các hoạt động của công ty tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua, cùng những chia sẻ của một doanh nghiệp FDI khi tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam?

Bühler đang hoạt động tại Việt Nam kể từ những năm 1970. Những ngày đầu chúng tôi có một văn phòng đại diện tại Tp.HCM. Bühler đã chứng kiến sự phát triển năng động của thị trường Việt Nam và mong muốn được trở thành một phần trong đó, và luôn tích cực đóng góp một cách hiệu quả vào sự tăng trưởng cảu nền kinh tế bằng cách giới thiệu và mang lại các công nghệ mới trong lĩnh vực chế biến ngũ cốc, thực phẩm và vật liệu tiên tiến.

Chúng tôi đã chính thức khai trương văn phòng bán hàng và dịch vụ vào năm 2012, với mục tiêu phục vụ cho tất cả các đơn vị kinh doanh mà Bühler có thể đóng góp cho thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Bühler cũng đã tham gia vào một liên doanh với công ty địa phương và bắt đầu với công nghệ mới trong ngành chế biến gạo, một trong những trọng tâm chính của chính phủ Việt Nam.

Chúng tôi nhận thấy một tương lai tươi sáng cho Bühler tại Việt Nam, vì vậy, Bühler đã đầu tư vào một bộ máy vận hành doanh nghiệp hoàn chỉnh tại Việt Nam bao gồm tất cả các chức năng như: bán hàng, dịch vụ, kỹ thuật, quản lý dự án, R&D, công nghệ và một nhà máy rất hiện đại sản xuất ra các máy móc đạt chất lượng tương đương với các máy móc được sản xuất tại Châu Âu. Bühler Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành một trong những trung tâm cho các hoạt động của Đông Nam Á cho các doanh nghiệp.

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khi tham gia thị trường Việt Nam Bühler đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Sự kết nối giữa Bühler với cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp trong nước cũng như với người nông dân hiện nay ra sao?

Vì Bühler đang ở một vị thế mới trong ngành và có công nghệ mới, nên các doanh nghiệp xay xát hiện tại luôn không dễ dàng chấp nhận sự thay đổi về mặt công nghệ. Như chúng ta đã biết, thay đổi cần phải có thời gian. Nhưng chúng ta cũng biết rằng việc thay đổi mới chính là hằng số "duy nhất". Nếu chúng ta không thay đổi các công nghệ mới hơn thì chúng ta sẽ thất bại vào một ngày nào đó. Chúng ta có thể thấy điều này với nhiều ví dụ điển hình trong nhiều ngành công nghiệp.

Đây chính là thử thách cho Bühler, tuy nhiên chúng tôi xem mọi thử thách là một cơ hội, vì chúng tôi tin tưởng các công nghệ mới từ Bühler mang lại lợi ích cho khách hàng về: chất lượng phù hợp; năng suất và hiệu quả cao; công suất thấp hơn mỗi tấn; vệ sinh và vệ sinh để có được các chứng nhận khác nhau như GMP, HACCP, … giữ môi trường làm việc sạch sẽ cùng nhiều lợi ích khác.

Ngoài ra, Bühler cũng tạo nhiều sự kết nối với chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành và các khách hàng lớn và nhỏ. Công nghệ mới dành cho tất cả doanh nghiệp và chúng tôi có nhiều khách hàng từ những dự án máy đơn cho đến những dự án lớn hoàn chỉnh.

Chúng tôi cũng đã lên kế hoạch gặp gỡ Chính phủ và giới thiệu những lợi ích của các công nghệ mới này. Mỗi hạt ngũ cốc được lưu kho chờ xử lý, việc lưu trữ và xử lý tốt hơn sẽ giúp ươm mầm cho thế giới và thế hệ tương lai cũng được phát triển tốt hơn.

Ông đánh giá thế nào về sự kết nối này? Theo ông chúng ta cần làm gì để phát huy tốt hơn nữa?

Mối liên kết với chính phủ cần phải được cải thiện và quan trọng hơn là sự thúc đẩy từ chính phủ cho các công nghệ mới hơn sẽ được áp dụng cho tất cả các dự án mới, và nếu có thể tạo nên một số động lực cho người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị trong việc sử dụng công nghệ mới này. 

Nếu các Ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất hợp lý tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư, tân trang hoặc điều chỉnh các nhà máy cũ với công nghệ hoàn toàn mới, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như góp phần vào sự tăng trưởng chung của đất nước.