11:13 20/12/2022

Tập đoàn Tata Ấn Độ đầu tư 90 tỷ USD trong 5 năm cho nội địa hóa chip bán dẫn

Gia Linh

Ngoài đầu tư vào lĩnh vực chất bán dẫn, tập đoàn Tata cũng lên kế hoạch lấn sân sang các ngành mới nổi như xe điện, bao gồm sản xuất xe điện và pin xe điện, sản xuất năng lượng tái tạo,...

Tập đoàn Tata Ấn Độ đầu tư 90 tỷ USD trong 5 năm cho nội địa hóa chất bán dẫn
Tập đoàn Tata Ấn Độ đầu tư 90 tỷ USD trong 5 năm cho nội địa hóa chất bán dẫn

Mới đây, tập đoàn Tata công bố sẽ đầu tư 90 tỷ trong vòng 5 năm tới cho ngành sản xuất chất bán dẫn ở Ấn Độ. Trong thực tế, tổng vốn đầu tư hai giai đoạn của Quỹ quốc gia đã đạt 48,6 tỷ USD, nay có thêm khoản đầu tư lớn của Tata cho thấy chuỗi công nghiệp điện tử của Ấn Độ sẽ sớm được thiết lập.

Ngoài ra, Tata cũng có kế hoạch trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu. 

Theo Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, đất nước này đang có gần 55.000 kỹ sư chất bán dẫn, chiếm 20% chuyên gia trên thế giới. Chính vì vậy, Business Standard, một tổ chức nghiên cứu của Ấn Độ đã đề cập tới Bangalore, thành phố được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của Ấn Độ” khi cho ra đời hơn 2.000 chip mỗi năm. 

Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra kế hoạch hỗ trợ thiết kế chip, nhằm thu hút các kỹ sư trên toàn cầu đến Ấn Độ phát triển tại các cơ sở ở Bangalore. 

Tại Hội nghị Semicon 2022 do chính phủ Ấn Độ tổ chức, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói rằng, cần phải tiếp tục truyền cảm hứng để Ấn Độ trở thành trung tâm chip bán dẫn của thế giới và xây dựng một hệ sinh thái thiết kế và sản xuất chip.  Gujarat là bang đầu tiên thực hiện các chính sách về chất bán dẫn, chính quyền địa phương đã ban hành các chính sách cụ thể, cung cấp một số ưu đãi và trợ cấp để hỗ trợ sản xuất.Ngoài ra, Ấn Độ cũng thành lập Chương trình khuyến khích thiết kế (DLI) nhằm giúp đỡ các công ty thiết kế chip bán dẫn còn non trẻ của quốc gia này..

Để biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế và sản xuất hệ thống điện tử (ESDM) trên quy mô toàn cầu và tạo môi trường cạnh tranh cho ngành, Chính sách Điện tử Quốc gia 2019 của Ấn Độ (NPE 2019) có hai mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập ngành sản xuất chất bán dẫn. Cơ sở và hệ sinh thái thiết kế, sản xuất linh kiện chip là một trong những sáng kiến ​​chính tại NPE 2019. 

Vào tháng 12 năm 2021, chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch khuyến khích liên kết sản xuất trị giá 76.000 crore (khoảng 10 tỷ USD) để thu hút các đại gia sản xuất chất bán dẫn đến Ấn Độ. Chính phủ sẽ trợ cấp 50% chi phí dự án cho việc sản xuất các chất bán dẫn khác nhau trong nước.

Vào tháng 4 năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tại Hội nghị Chất bán dẫn Ấn Độ, hội nghị phục hồi ngành công nghiệp bán dẫn đầu tiên được tổ chức ở Ấn Độ: "Một trật tự thế giới mới đang được thiết lập và chúng ta phải nắm bắt cơ hội này". Họ phải tăng tốc kế hoạch nội địa hóa chất bán dẫn..

Trước sự kêu gọi và thu hút của chính phủ, ngày 13/9, Công ty Tài nguyên khai khoáng Vedanta của Ấn Độ đã tuyên bố sẽ bắt tay với Tập đoàn công nghệ Foxconn để xây dựng một nhà máy liên doanh sản xuất chất bán dẫn và màn hình tinh thể lỏng tại bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Hai bên sẽ cùng đầu tư 19,5 tỷ USD (Vedanta đầu tư 12 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy wafer 12 inch với quy trình 28nm và hỗ trợ các nhà máy đóng gói và thử nghiệm. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2025-2026.