5 ảnh hưởng từ khủng hoảng Ukraine đến kinh tế toàn cầu
Ukraine có một vị trí chiến lược trên bản đồ kinh tế thế giới, đóng vai trò “mạch dẫn” giữa Nga và các thị trường chủ chốt của châu Âu
Cuộc khủng hoảng chính trị leo thang ở Ukraine đang thu hút sự chú ý của cả thế giới. Một vấn đề đặt ra lúc này là liệu bất ổn ở quốc gia Đông Âu có thể ảnh hưởng ra sao tới nền kinh tế toàn cầu?
Theo nhận định của hãng tin CNN, Ukraine có một vị trí chiến lược trên bản đồ kinh tế thế giới, đóng vai trò “mạch dẫn” giữa Nga và các thị trường chủ chốt của châu Âu. Ngoài ra, Ukraine cũng là một nước xuất khẩu ngũ cốc lớn.
So với thời Liên Xô, nền kinh tế của Ukraine hiện đã yếu đi. Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đẩy Ukraine vào một tình thế tồi tệ hơn. Trong tình trạng bị giằng co giữa Nga và phương Tây, cùng với quốc khố trống rỗng, Ukraine đang phải tìm cách để xin gói giải cứu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Dưới đây là 5 lý do cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể tác động tới kinh tế thế giới mà CNN đưa ra:
1. Ukraine là một gạch nối quan trọng giữa Nga và phần còn lại của châu Âu
Ukraine hiện nay không còn nắm giữ sức mạnh kinh tế như trước kia, nhưng sức mạnh về vị trí địa lý của nước này vẫn còn đó. Nga là nguồn cung cấp khoảng 25% nhu cầu khí đốt của châu Âu, và một nửa số khí đốt này được vận chuyển qua hệ thống đường ống chạy qua Ukraine. Trong những lần mâu thuẫn trước đây với Kiev về vấn đề giá khí đốt, Moscow đã cắt dòng chảy khí đốt này. Việc gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga do không thông suốt hệ thống ống dẫn qua Ukraine có thể đẩy giá nhiên liệu ở châu Âu tăng mạnh.
2. Lệnh trừng phạt nhằm vào Nga
Một trong những khả năng đang được các cường quốc phương Tây cân nhắc vào lúc này là ra lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sau khi Moscow cho quân đội chiếm bán đảo Crimea của Ukraine vào cuối tuần vừa rồi. Đây sẽ là một tình huống hiếm gặp, với một quốc gia nằm trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trừng phạt một quốc gia khác cũng thuộc nhóm này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 2/3 nói rằng, nước này “hoàn toàn” sẵn sàng xem xét lệnh trừng phạt nằm vào Nga. Theo ông Kerry, Tổng thống Barack Obama “hiện đang cân nhắc mọi lựa chọn”.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, ông John Beyrle, nói rằng, Chính phủ Nga chắc hẳn đã nghĩ tới khả năng bị trừng phạt kinh tế khi quyết định đưa ra các động thái quân sự và ngoại giao ở Ukraine. “Sự thực là Nga đang phụ thuộc vào nền kinh tế quốc tế theo cách không giống như 10 năm trước đây”, ông Beyrle phát biểu. “Một nửa kim ngạch thương mại của Nga hiện nay là với các nước trong Liên minh châu Âu. Nga phụ thuộc vào nhập khẩu từ châu Âu đối với các mặt hàng tiêu dùng trong nước, để đảm bảo cuộc sống mà người Nga đã trở nên quen thuộc”.
Cho dù phương Tây không trừng phạt Nga, thì mối quan hệ chính trị giữa Nga với phương Tây vẫn có thể xấu đi do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi với người đồng cấp Nga Putin. Tuy nhiên, nước Mỹ dự kiến sẽ không tham gia hội nghị trù bị của nhóm G8 diễn ra ở Sochi, Nga. Ngày 2/3, các quan chức Mỹ cũng đã hủy các cuộc đàm phán về năng lượng và thương mại với phía Nga.
3. Thương mại của châu Âu và thế giới có thể bị ảnh hưởng
Ảnh hưởng thương mại có thể được cảm nhận ở bên ngoài châu Âu nếu như nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine chịu tác động bởi khủng hoảng chính trị. Quốc gia này là một trong những nước xuất khẩu ngô và lúa mỳ hàng đầu. Giá các mặt hàng nông sản này có thể tăng nếu như nguồn cung từ Ukraine bị gián đoạn.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay xuất phát từ việc chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký thỏa thuận thương mại với châu Âu. Nếu được ký kết, thỏa thuận này đã đưa Ukraine xích lại gần với Liên minh châu Âu (EU). Tháng 11 năm ngoái, Ukraine cắt đàm phán với EU do áp lực từ phía Nga. Moscow ra đề xuất bán khí đốt giá rẻ cho Ukraine nếu Kiev ký một thỏa thuận với Liên minh Hải quan của mình.
4. Chính phủ Ukraine hiện đang nợ đầm đìa và cần hỗ trợ
Tình hình ở Ukraine có thể đã không đi tới chỗ bất ổn cao như hiện nay nếu như Chính phủ nước này có đủ ngân khố hoặc nền kinh tế nước này mạnh hơn. Ukraine có 13 tỷ USD tiền nợ đáo hạn trong năm nay và 16 tỷ USD đáo hạn trong năm tới. Nếu không được hỗ trợ, Kiev gần như chắc chắn sẽ vỡ nợ, dẫn tới sự xáo trộn trên các thị trường tài chính toàn cầu.
“Để tránh sự sụp đổ hoàn toàn trong vài tuần tới, Ukraine cần phải có tiền ngay. Ukraine không thể tồn tại nếu không có cải cách trong vài tháng tới”, chuyên gia kinh tế Lubomir Mitov thuộc Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận xét.
Hiện chưa rõ đâu sẽ là nguồn hỗ trợ tài chính cho Ukraine, nhất là sau khi việc Ukraine phế truất một loạt quan chức thân Nga khiến Moscow đóng băng khoản cứu trợ 15 tỷ USD dự kiến dành cho Kiev. Khả năng cao nhất là IMF sẽ ra tay cứu Ukraine. Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde nói, IMF đang tham vấn các tổ chức khác nhằm huy động 35 tỷ USD mà Ukraine cần. Tuy nhiên, để các cuộc đàm phán được thúc đẩy, Ukraine cần phải thành lập được một chính phủ ổn định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew ngày 2/3 phát biểu rằng, Mỹ “sẵn sàng làm việc với các đối tác để cung cấp sự hỗ trợ mà Ukraine cần” để phát triển và ổn định kinh tế.
5. Ukraine không phải là thị trường mới nổi duy nhất hiện nay đang đối mặt với bất ổn
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine diễn ra trong bối cảnh các thị trường mới nổi trên toàn cầu nói chung gặp nhiều thách thức. Tăng trưởng tại các nền kinh tế này đồng loạt giảm tốc khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói kích thích QE3. Tình hình ở Ukraine có thể khiến các nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro tại các thị trường mới nổi khác, dẫn tới việc thoái vốn, đẩy các thị trường này vào những bất ổn mới như một vòng xoáy.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng của Ukraine có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn diện của các thị trường mới nổi nói chung. Ngoài ra, vấn đề của Ukraine cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới các ngân hàng của Nga vốn phụ thuộc nhiều vào Ukraine. Từ đầu năm 2014 tới nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 10%.
Theo nhận định của hãng tin CNN, Ukraine có một vị trí chiến lược trên bản đồ kinh tế thế giới, đóng vai trò “mạch dẫn” giữa Nga và các thị trường chủ chốt của châu Âu. Ngoài ra, Ukraine cũng là một nước xuất khẩu ngũ cốc lớn.
So với thời Liên Xô, nền kinh tế của Ukraine hiện đã yếu đi. Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đẩy Ukraine vào một tình thế tồi tệ hơn. Trong tình trạng bị giằng co giữa Nga và phương Tây, cùng với quốc khố trống rỗng, Ukraine đang phải tìm cách để xin gói giải cứu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Dưới đây là 5 lý do cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể tác động tới kinh tế thế giới mà CNN đưa ra:
1. Ukraine là một gạch nối quan trọng giữa Nga và phần còn lại của châu Âu
Ukraine hiện nay không còn nắm giữ sức mạnh kinh tế như trước kia, nhưng sức mạnh về vị trí địa lý của nước này vẫn còn đó. Nga là nguồn cung cấp khoảng 25% nhu cầu khí đốt của châu Âu, và một nửa số khí đốt này được vận chuyển qua hệ thống đường ống chạy qua Ukraine. Trong những lần mâu thuẫn trước đây với Kiev về vấn đề giá khí đốt, Moscow đã cắt dòng chảy khí đốt này. Việc gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga do không thông suốt hệ thống ống dẫn qua Ukraine có thể đẩy giá nhiên liệu ở châu Âu tăng mạnh.
2. Lệnh trừng phạt nhằm vào Nga
Một trong những khả năng đang được các cường quốc phương Tây cân nhắc vào lúc này là ra lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sau khi Moscow cho quân đội chiếm bán đảo Crimea của Ukraine vào cuối tuần vừa rồi. Đây sẽ là một tình huống hiếm gặp, với một quốc gia nằm trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trừng phạt một quốc gia khác cũng thuộc nhóm này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 2/3 nói rằng, nước này “hoàn toàn” sẵn sàng xem xét lệnh trừng phạt nằm vào Nga. Theo ông Kerry, Tổng thống Barack Obama “hiện đang cân nhắc mọi lựa chọn”.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, ông John Beyrle, nói rằng, Chính phủ Nga chắc hẳn đã nghĩ tới khả năng bị trừng phạt kinh tế khi quyết định đưa ra các động thái quân sự và ngoại giao ở Ukraine. “Sự thực là Nga đang phụ thuộc vào nền kinh tế quốc tế theo cách không giống như 10 năm trước đây”, ông Beyrle phát biểu. “Một nửa kim ngạch thương mại của Nga hiện nay là với các nước trong Liên minh châu Âu. Nga phụ thuộc vào nhập khẩu từ châu Âu đối với các mặt hàng tiêu dùng trong nước, để đảm bảo cuộc sống mà người Nga đã trở nên quen thuộc”.
Cho dù phương Tây không trừng phạt Nga, thì mối quan hệ chính trị giữa Nga với phương Tây vẫn có thể xấu đi do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi với người đồng cấp Nga Putin. Tuy nhiên, nước Mỹ dự kiến sẽ không tham gia hội nghị trù bị của nhóm G8 diễn ra ở Sochi, Nga. Ngày 2/3, các quan chức Mỹ cũng đã hủy các cuộc đàm phán về năng lượng và thương mại với phía Nga.
3. Thương mại của châu Âu và thế giới có thể bị ảnh hưởng
Ảnh hưởng thương mại có thể được cảm nhận ở bên ngoài châu Âu nếu như nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine chịu tác động bởi khủng hoảng chính trị. Quốc gia này là một trong những nước xuất khẩu ngô và lúa mỳ hàng đầu. Giá các mặt hàng nông sản này có thể tăng nếu như nguồn cung từ Ukraine bị gián đoạn.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay xuất phát từ việc chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký thỏa thuận thương mại với châu Âu. Nếu được ký kết, thỏa thuận này đã đưa Ukraine xích lại gần với Liên minh châu Âu (EU). Tháng 11 năm ngoái, Ukraine cắt đàm phán với EU do áp lực từ phía Nga. Moscow ra đề xuất bán khí đốt giá rẻ cho Ukraine nếu Kiev ký một thỏa thuận với Liên minh Hải quan của mình.
4. Chính phủ Ukraine hiện đang nợ đầm đìa và cần hỗ trợ
Tình hình ở Ukraine có thể đã không đi tới chỗ bất ổn cao như hiện nay nếu như Chính phủ nước này có đủ ngân khố hoặc nền kinh tế nước này mạnh hơn. Ukraine có 13 tỷ USD tiền nợ đáo hạn trong năm nay và 16 tỷ USD đáo hạn trong năm tới. Nếu không được hỗ trợ, Kiev gần như chắc chắn sẽ vỡ nợ, dẫn tới sự xáo trộn trên các thị trường tài chính toàn cầu.
“Để tránh sự sụp đổ hoàn toàn trong vài tuần tới, Ukraine cần phải có tiền ngay. Ukraine không thể tồn tại nếu không có cải cách trong vài tháng tới”, chuyên gia kinh tế Lubomir Mitov thuộc Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận xét.
Hiện chưa rõ đâu sẽ là nguồn hỗ trợ tài chính cho Ukraine, nhất là sau khi việc Ukraine phế truất một loạt quan chức thân Nga khiến Moscow đóng băng khoản cứu trợ 15 tỷ USD dự kiến dành cho Kiev. Khả năng cao nhất là IMF sẽ ra tay cứu Ukraine. Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde nói, IMF đang tham vấn các tổ chức khác nhằm huy động 35 tỷ USD mà Ukraine cần. Tuy nhiên, để các cuộc đàm phán được thúc đẩy, Ukraine cần phải thành lập được một chính phủ ổn định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew ngày 2/3 phát biểu rằng, Mỹ “sẵn sàng làm việc với các đối tác để cung cấp sự hỗ trợ mà Ukraine cần” để phát triển và ổn định kinh tế.
5. Ukraine không phải là thị trường mới nổi duy nhất hiện nay đang đối mặt với bất ổn
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine diễn ra trong bối cảnh các thị trường mới nổi trên toàn cầu nói chung gặp nhiều thách thức. Tăng trưởng tại các nền kinh tế này đồng loạt giảm tốc khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm gói kích thích QE3. Tình hình ở Ukraine có thể khiến các nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro tại các thị trường mới nổi khác, dẫn tới việc thoái vốn, đẩy các thị trường này vào những bất ổn mới như một vòng xoáy.
Một số chuyên gia cho rằng, cuộc khủng hoảng của Ukraine có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn diện của các thị trường mới nổi nói chung. Ngoài ra, vấn đề của Ukraine cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới các ngân hàng của Nga vốn phụ thuộc nhiều vào Ukraine. Từ đầu năm 2014 tới nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 10%.