Bi hài giải pháp “thưởng dập xe cũ” ở Đức
Tục ngữ Đức có câu “niềm vui người này là nỗi buồn người khác”, ứng đúng vào chính sách thưởng trên
Trong gói kích cầu 50 tỉ Euro của Chính phủ Đức có giải pháp kích thích ngành công nghiệp sản xuất ôtô, mang tên “thưởng dập xe cũ”: chi 2.500 Euro tiền thưởng cho mỗi người có ôtô đã cũ ít nhất chín năm, hủy xe đó mua xe mới xuất xưởng loại ít ô nhiễm môi trường, có hiệu lực từ 14/1 đến 31/12/2009.
Sau hai tháng áp dụng, từ con số 133.608 cá nhân nộp đơn xin thụ hưởng tính đến cuối tháng 2, nhảy vọt lên tới 1,1 triệu vào cuối tháng 3.
Ngay từ đầu năm, hàng ngày cơ quan chức năng Đức có tên Bafa đã phải xét duyệt từ 1.000 - 2.000 đơn, đặc biệt có những ngày tới 16.000, sang đầu tháng 4 vượt lên tới 10.000 - 20.000 đơn, buộc Bafa phải tuyển thêm 70 nhân sự.
Giải pháp “thưởng dập xe cũ” tỏ ra hiệu quả thần kỳ. Doanh thu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xe bùng phát. Quý 1/2009 toàn nước Đức tiêu thụ tới 868.090 xe xuất xưởng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; tính riêng tháng 3, đạt mức bán kỷ lục 400.965 chiếc, tăng 39,9%.
Theo đánh giá của Hiệp hội Ôtô Đức, ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh ôtô đang hưng thịnh chưa từng có.
Tổng số xe xuất xưởng bán ra trong năm 2009 có thể trên 3 triệu chiếc, so với ước tính ban đầu chỉ 2,8 triệu. Đến lượt các ngành công nghiệp cung cấp vật liệu phụ tùng cho ôtô được hưởng lợi nhờ hiệu ứng dây chuyền, bước đầu ngăn chặn được đà suy thoái; hợp đồng đặt hàng từ mức suy giảm 6,7% trong tháng 1 sang tháng 2 chỉ còn 3,5%.
Tuy nhiên, tục ngữ Đức có câu “niềm vui người này là nỗi buồn người khác”, ứng đúng vào chính sách thưởng trên.
Trong khi chính phủ, các hãng sản xuất, cùng giới kinh doanh xe hoan hỉ với hiệu quả chính sách thưởng, thì các xưởng sửa chữa xe cũ ủ rũ chực khóc vì phải đối mặt với tình trạng ít khách hàng và doanh thu giảm sút nặng. Xe càng cũ tần suất sửa chữa càng nhiều, thay thế phụ tùng càng lắm tạo ra nguồn thu nhập lớn cho chừng 20.000 xưởng sửa chữa xe toàn nước Đức, nay bị giảm đột ngột.
Các xe mới thường được bảo hành tại các hãng xe trong ba năm đầu, chỉ đưa vào các xưởng sửa chữa từ năm thứ ba trở đi. Dự tính trong năm 2009 các xưởng sửa chữa xe sẽ bị giảm doanh thu chừng 20%, và khả năng nhiều xưởng phải đóng cửa.
Cùng chung số phận trên là các nhà kinh doanh mua bán xe cũ, không còn mấy khách hàng, doanh thu hụt hẫng. Những xe cũ trên chín năm vốn rất hấp dẫn đối với khách hàng thu nhập rất thấp, giá trên dưới 2.000 Euro, không còn được đem bán mà phải giao cho bãi hủy xe, nếu chủ nhân của nó muốn nhận tiền thưởng 2.500 Euro khi mua xe mới.
Điều đó tiếp tục ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép vụn. Lượng cung sắt thép vụn từ ôtô cũ hủy bỏ bỗng chốc tăng vụt, trong khi đó nhu cầu sắt thép vụn hiện nay may thì chỉ suýt soát mọi năm, đẩy giá sắt thép vụn xuống mức thấp kỷ lục xưa nay, từ 200 Euro/tấn nay chỉ còn 20 Euro/tấn (giảm tới 10 lần).
Nghịch lý chính sách “thưởng dập xe cũ” không dừng lại ở đó mà tác động sâu xa hơn, tới toàn lĩnh vực bán lẻ, bởi sức mua của dân chúng vốn đã bị giảm do khủng hoảng kinh tế nay lại dồn sang mua sắm xe cộ làm giảm tiếp nhu cầu mua sắm mọi loại hàng hóa tiêu dùng khác. Các siêu thị, các hãng bán lẻ, hay bán hàng chuyển phát qua bưu điện bị đe dọa nặng.
Tổng mức bán lẻ thị trường Đức so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 1/2009 đã giảm 1,4%, trong tháng 2 giảm tiếp 5,3%, rơi xuống mức thấp kỷ lục tính từ năm 2007. Trong đó ngành hàng thực phẩm giảm 6,4%, các siêu thị hàng bách hóa tổng hợp giảm 5,2%, quần áo giảm 3,1%. Ngành hàng giảm ít nhất như thuốc men, mỹ phẩm cũng chịu mức giảm tới 1,2%.
Hiệp hội bán lẻ dự báo nửa năm cuối 2009 còn ảm đạm hơn nhiều, bởi lẽ số người thất nghiệp từ dưới 3 triệu vào đầu năm 2009 sẽ vượt ngưỡng 4 triệu vào cuối năm.
Bi hài không chỉ ở hệ quả, mà cả nơi đẻ ra chính sách. Giải pháp “thưởng dập xe cũ” tương tự như bất kỳ chính sách nào ở Đức, được thai nghén cực kỳ công phu, khởi đầu từ chính phủ, vượt qua rào cản hạ viện nơi có nhiều đảng phái đại diện cho lợi ích của nhiều giai tầng xã hội, tới thượng viện thay mặt cho các tiểu bang, mới biến được thành văn bản lập pháp. Lúc đó luật dự liệu cả năm tiêu tốn chừng 1,5 tỉ Euro ngân sách, trao cho chừng 600.000 đối tượng thụ hưởng.
Ấy vậy mà mới chỉ qua ba tháng, số lượng đơn xin thưởng đã gấp đôi mức trên, dự báo sẽ lên tới 2 triệu trong năm 2009, đặt Chính phủ Liên bang vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiếp tục thưởng thì xoay xở ngân sách đâu, mà giảm tiền thưởng hay rút ngắn hiệu lực chính sách thì gây mất lòng tin nơi dân chúng - người quyết định lá phiếu của họ trong kỳ bầu cử sắp đến.
Cực chẳng đã, đầu tháng 4, chính phủ thông qua dự luật mới, vay nợ thêm 3,5 tỉ Euro, chịu đắng 700 triệu Euro lãi suất, tính ra nợ phải trả tới 4,2 tỉ Euro, để bổ sung cho quỹ thưởng dập xe từ 1,5 tỉ lên 5 tỉ Euro, đủ trả cho 2 triệu đối tượng thụ hưởng như dự báo. Lấy được lòng dân chúng thỏa mãn hào hứng, thì lại bị chỉ trích từ nhiều phía!
Trước hết, Chủ tịch Ủy ban độc lập thẩm định chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, ông Wolfgang Franz cho đó như “lửa rơm”, dễ bén dễ tắt, mua xe năm nay rộ thì năm tới tắt lụi, chứ không phải tăng mãi. Trợ giá cho một ngành bao giờ cũng làm hỏng tính cạnh tranh, thiêu rụi ngành khác, với chính sách “thưởng dập xe cũ”, ôtô bán được thì bàn ghế, ti vi... ít người mua.
Còn Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế EU (ZEW) thì lên tiếng cảnh báo về nợ nần thế hệ tương lai phải trả, bởi “tiền không phải từ trên trời rơi xuống”. Tốt nhất nên dừng lại mức cũ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức, ông Guttenberg chống đỡ, “đây không phải trợ giá lâu dài cho ngành ôtô. Chỉ đến ngày 31/12/2009 là dứt khoát chấm hết”, và cam đoan “chỉ 5 tỉ Euro” không hơn nữa.
“Giải pháp thưởng dập xe cũ” có thể lợi hại, hay nghịch lý, bi hài, nhưng cái được trước hết dẫu sao vẫn thuộc về dân chúng, được hưởng lợi ít nhất 5 tỉ Euro; mọi hệ quả thuộc trách nhiệm chính phủ phải ra sức giải quyết, nếu họ muốn giành được phiếu bầu đang nằm trong tay từng người dân!
TS. Nguyễn Sỹ Phương (TBKTSG)
Sau hai tháng áp dụng, từ con số 133.608 cá nhân nộp đơn xin thụ hưởng tính đến cuối tháng 2, nhảy vọt lên tới 1,1 triệu vào cuối tháng 3.
Ngay từ đầu năm, hàng ngày cơ quan chức năng Đức có tên Bafa đã phải xét duyệt từ 1.000 - 2.000 đơn, đặc biệt có những ngày tới 16.000, sang đầu tháng 4 vượt lên tới 10.000 - 20.000 đơn, buộc Bafa phải tuyển thêm 70 nhân sự.
Giải pháp “thưởng dập xe cũ” tỏ ra hiệu quả thần kỳ. Doanh thu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xe bùng phát. Quý 1/2009 toàn nước Đức tiêu thụ tới 868.090 xe xuất xưởng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; tính riêng tháng 3, đạt mức bán kỷ lục 400.965 chiếc, tăng 39,9%.
Theo đánh giá của Hiệp hội Ôtô Đức, ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh ôtô đang hưng thịnh chưa từng có.
Tổng số xe xuất xưởng bán ra trong năm 2009 có thể trên 3 triệu chiếc, so với ước tính ban đầu chỉ 2,8 triệu. Đến lượt các ngành công nghiệp cung cấp vật liệu phụ tùng cho ôtô được hưởng lợi nhờ hiệu ứng dây chuyền, bước đầu ngăn chặn được đà suy thoái; hợp đồng đặt hàng từ mức suy giảm 6,7% trong tháng 1 sang tháng 2 chỉ còn 3,5%.
Tuy nhiên, tục ngữ Đức có câu “niềm vui người này là nỗi buồn người khác”, ứng đúng vào chính sách thưởng trên.
Trong khi chính phủ, các hãng sản xuất, cùng giới kinh doanh xe hoan hỉ với hiệu quả chính sách thưởng, thì các xưởng sửa chữa xe cũ ủ rũ chực khóc vì phải đối mặt với tình trạng ít khách hàng và doanh thu giảm sút nặng. Xe càng cũ tần suất sửa chữa càng nhiều, thay thế phụ tùng càng lắm tạo ra nguồn thu nhập lớn cho chừng 20.000 xưởng sửa chữa xe toàn nước Đức, nay bị giảm đột ngột.
Các xe mới thường được bảo hành tại các hãng xe trong ba năm đầu, chỉ đưa vào các xưởng sửa chữa từ năm thứ ba trở đi. Dự tính trong năm 2009 các xưởng sửa chữa xe sẽ bị giảm doanh thu chừng 20%, và khả năng nhiều xưởng phải đóng cửa.
Cùng chung số phận trên là các nhà kinh doanh mua bán xe cũ, không còn mấy khách hàng, doanh thu hụt hẫng. Những xe cũ trên chín năm vốn rất hấp dẫn đối với khách hàng thu nhập rất thấp, giá trên dưới 2.000 Euro, không còn được đem bán mà phải giao cho bãi hủy xe, nếu chủ nhân của nó muốn nhận tiền thưởng 2.500 Euro khi mua xe mới.
Điều đó tiếp tục ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép vụn. Lượng cung sắt thép vụn từ ôtô cũ hủy bỏ bỗng chốc tăng vụt, trong khi đó nhu cầu sắt thép vụn hiện nay may thì chỉ suýt soát mọi năm, đẩy giá sắt thép vụn xuống mức thấp kỷ lục xưa nay, từ 200 Euro/tấn nay chỉ còn 20 Euro/tấn (giảm tới 10 lần).
Nghịch lý chính sách “thưởng dập xe cũ” không dừng lại ở đó mà tác động sâu xa hơn, tới toàn lĩnh vực bán lẻ, bởi sức mua của dân chúng vốn đã bị giảm do khủng hoảng kinh tế nay lại dồn sang mua sắm xe cộ làm giảm tiếp nhu cầu mua sắm mọi loại hàng hóa tiêu dùng khác. Các siêu thị, các hãng bán lẻ, hay bán hàng chuyển phát qua bưu điện bị đe dọa nặng.
Tổng mức bán lẻ thị trường Đức so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 1/2009 đã giảm 1,4%, trong tháng 2 giảm tiếp 5,3%, rơi xuống mức thấp kỷ lục tính từ năm 2007. Trong đó ngành hàng thực phẩm giảm 6,4%, các siêu thị hàng bách hóa tổng hợp giảm 5,2%, quần áo giảm 3,1%. Ngành hàng giảm ít nhất như thuốc men, mỹ phẩm cũng chịu mức giảm tới 1,2%.
Hiệp hội bán lẻ dự báo nửa năm cuối 2009 còn ảm đạm hơn nhiều, bởi lẽ số người thất nghiệp từ dưới 3 triệu vào đầu năm 2009 sẽ vượt ngưỡng 4 triệu vào cuối năm.
Bi hài không chỉ ở hệ quả, mà cả nơi đẻ ra chính sách. Giải pháp “thưởng dập xe cũ” tương tự như bất kỳ chính sách nào ở Đức, được thai nghén cực kỳ công phu, khởi đầu từ chính phủ, vượt qua rào cản hạ viện nơi có nhiều đảng phái đại diện cho lợi ích của nhiều giai tầng xã hội, tới thượng viện thay mặt cho các tiểu bang, mới biến được thành văn bản lập pháp. Lúc đó luật dự liệu cả năm tiêu tốn chừng 1,5 tỉ Euro ngân sách, trao cho chừng 600.000 đối tượng thụ hưởng.
Ấy vậy mà mới chỉ qua ba tháng, số lượng đơn xin thưởng đã gấp đôi mức trên, dự báo sẽ lên tới 2 triệu trong năm 2009, đặt Chính phủ Liên bang vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiếp tục thưởng thì xoay xở ngân sách đâu, mà giảm tiền thưởng hay rút ngắn hiệu lực chính sách thì gây mất lòng tin nơi dân chúng - người quyết định lá phiếu của họ trong kỳ bầu cử sắp đến.
Cực chẳng đã, đầu tháng 4, chính phủ thông qua dự luật mới, vay nợ thêm 3,5 tỉ Euro, chịu đắng 700 triệu Euro lãi suất, tính ra nợ phải trả tới 4,2 tỉ Euro, để bổ sung cho quỹ thưởng dập xe từ 1,5 tỉ lên 5 tỉ Euro, đủ trả cho 2 triệu đối tượng thụ hưởng như dự báo. Lấy được lòng dân chúng thỏa mãn hào hứng, thì lại bị chỉ trích từ nhiều phía!
Trước hết, Chủ tịch Ủy ban độc lập thẩm định chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, ông Wolfgang Franz cho đó như “lửa rơm”, dễ bén dễ tắt, mua xe năm nay rộ thì năm tới tắt lụi, chứ không phải tăng mãi. Trợ giá cho một ngành bao giờ cũng làm hỏng tính cạnh tranh, thiêu rụi ngành khác, với chính sách “thưởng dập xe cũ”, ôtô bán được thì bàn ghế, ti vi... ít người mua.
Còn Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế EU (ZEW) thì lên tiếng cảnh báo về nợ nần thế hệ tương lai phải trả, bởi “tiền không phải từ trên trời rơi xuống”. Tốt nhất nên dừng lại mức cũ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức, ông Guttenberg chống đỡ, “đây không phải trợ giá lâu dài cho ngành ôtô. Chỉ đến ngày 31/12/2009 là dứt khoát chấm hết”, và cam đoan “chỉ 5 tỉ Euro” không hơn nữa.
“Giải pháp thưởng dập xe cũ” có thể lợi hại, hay nghịch lý, bi hài, nhưng cái được trước hết dẫu sao vẫn thuộc về dân chúng, được hưởng lợi ít nhất 5 tỉ Euro; mọi hệ quả thuộc trách nhiệm chính phủ phải ra sức giải quyết, nếu họ muốn giành được phiếu bầu đang nằm trong tay từng người dân!
TS. Nguyễn Sỹ Phương (TBKTSG)