Blue-chips “ỉu xìu”, hàng UPCoM tím ngắt

Kim Phong
Chia sẻ

Giao dịch ngày càng chán nản với nhóm blue-chips, thậm chí là cả hai sàn niêm yết. Dòng tiền nóng tuy nhỏ, nhưng vẫn đang len lỏi khắp nơi tìm kiếm lợi nhuận. Sàn UPCoM sáng nay bất ngờ ghi nhận tới 63 mã kịch trần, trong khi HoSE và HNX chỉ 9 mã...

Dù tăng trần cả loạt nhưng phần lớn số mã trên UpCoM đạt thanh khoản rất kém.
Dù tăng trần cả loạt nhưng phần lớn số mã trên UpCoM đạt thanh khoản rất kém.

Giao dịch ngày càng chán nản với nhóm blue-chips, thậm chí là cả hai sàn niêm yết. Dòng tiền nóng tuy nhỏ, nhưng vẫn đang len lỏi khắp nơi tìm kiếm lợi nhuận. Sàn UPCoM sáng nay bất ngờ ghi nhận tới 63 mã kịch trần, trong khi HoSE và HNX chỉ 9 mã.

Sáng nay cũng là phiên giao dịch hiếm hoi mà nhóm cổ phiếu nhỏ trên hai sàn niêm yết không mạnh, trong khi UPCoM vẫn tăng tốt. Đối với sàn này, chỉ số không thật sự có ý nghĩa, UPCoM-Index vẫn đang giảm 0,82%, với 179 mã tăng/237 mã giảm.

Giao dịch trên UPCoM thiên về cổ phiếu cụ thể hơn là nhóm ngành hay đại diện chỉ số. Thanh khoản ở sàn này rất khác biệt, đại đa số giao dịch nhỏ, nhưng cũng có cổ phiếu thanh khoản tốt. Do đó biến động giá dù kịch trần hay kịch sàn thì mối quan tâm hơn nên là thanh khoản.

Trong số các mã kịch trần trên UpCoM, giao dịch lớn nhất sáng nay là PVX với hơn 47 tỷ đồng. Tiếp đến là DCS với 22 tỷ, PXL với 12,7 tỷ, DPS với 10,7 tỷ, GTT với 8,6 tỷ, DIC với 7,6 tỷ. Còn lại chỉ có vài mã giao dịch chấp nhận được như VEF, PBC, PPI loanh quanh 5 tỷ đồng giá trị.

Có thể thấy tuy nhiều cổ phiếu UPCoM kịch trần, nhưng đa số thanh khoản rất kém. Do vậy biến động giá nhìn qua số lượng có thể mạnh, nhưng chủ yếu do thanh khoản quá kém và cũng chỉ có số ít nhà đầu tư nhỏ lẻ chơi. Những mã thanh khoản lớn trên sàn này thì lại rớt giá như HHV giảm 1,16%, giao dịch 150,3 tỷ, SBS giảm 3,05%, giao dịch 76,8 tỷ, G36 giảm 6,3%, giao dịch 72 tỷ, VGT giảm 2,6%, giao dịch 66,6 tỷ....

Giao dịch trên sàn UPCoM gần đây thu hút chú ý khi làn sóng đầu cơ bùng nổ. Thanh khoản kỷ lục là phiên trên 4,9 ngàn tỷ đồng hôm 19/11 và tuần giữa tháng 11 cũng là tuần có mức giao dịch trung bình cao lịch sử với hơn 3,4 ngàn tỷ đồng mỗi ngày. Tuy nhiên tuần này giao dịch hiện chỉ còn trung bình hơn 2,3 ngàn tỷ đồng/phiên. Sáng nay UPCoM cũng chỉ giao dịch 1.463 tỷ đồng. Không có các nhà đầu tư lớn, chất lượng cơ bản khó đoán định (do chậm công bố thông tin), nhưng biên độ lại rộng, UPCoM là sàn lý tưởng cho các nhà đầu cơ thích tìm cảm giác mạnh với khoản tiền nhỏ.

Vn-Index sáng nay chỉ có thể lình xình yếu dù đêm qua chứng khoán thế giới tăng bốc đầu.
Vn-Index sáng nay chỉ có thể lình xình yếu dù đêm qua chứng khoán thế giới tăng bốc đầu.

Hai sàn niêm yết sáng nay giao dịch yếu và lặp lại kiểu diễn biến hôm qua. Đầu phiên các chỉ số có một nhịp tăng sớm, nhưng yếu. Chứng khoán thế giới đêm qua tăng rất tốt cũng không tạo được động lực rõ rệt nào. VN-Index lên cao nhất cũng chỉ trên tham chiếu 0,62%, VN30-Index tăng khoảng 0,72%. Đến khoảng 10h30 thì VN-Index đã bắt đầu thủng tham chiếu, còn VN30-Index trượt dốc và đánh võng hai lần quanh tham chiếu. Mức giảm nhẹ 1,97 điểm tương đương 0,13% ở VN-Index nhờ VIC vẫn tăng 1,77%, VCB tăng 0,91%, VHM tăng 0,49 và MSN tăng 0,66%. Có thể thấy duy nhất VIC là tăng tốt trong nhóm trụ.

Độ rộng trong rổ VN30 vẫn cân bằng yếu với 13 mã tăng/14 mã giảm, chỉ số đại diện vẫn tăng nhẹ 0,14% so với tham chiếu. Toàn sàn HoSE tệ hơn nhiều, chỉ có 105 mã tăng/352 mã giảm, trong đó gần 190 mã đang giảm trên 1%. Độ rộng này cho thấy hiệu quả giữ nhịp của blue-chips đang mất dần hiệu lực tâm lý.

Thanh khoản hai sàn niêm yết sáng nay có tăng khá 12% so với sáng hôm qua, đạt 16.718 tỷ đồng. Tuy nhiên thanh khoản tăng lại do hoạt động xả hàng. Cụ thể, SSI và GEX trên HoSE thanh khoản đột biến cao, tương ứng 1.167,9 tỷ đồng và 803,2 tỷ đồng, thì cả hai giảm: SSI giảm 2,22% còn GEX giảm 6,82%. HNX cũng vây, giao dịch đột biến ở SHS với 426,5 tỷ đồng thì giá cũng bốc hơi 2,3%. Ngoài các mã đột biến do xả hàng nói trên, thanh khoản số còn lại bình thường.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay bán ròng nhẹ 183 tỷ đồng tập trung vào VRE (-42 tỷ), NVL (-37 tỷ), GEX (-34 tỷ), HDB (-27 tỷ), NVL (-24 tỷ), DGC (-20 tỷ). Phía mua ròng có VHM (+39 tỷ), VND (+25 tỷ), HPG (+24 tỷ) là đáng kể.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con