Bộ trưởng Bộ Y tế: Tôi không nhận thành tích về ngành mình
Không “nợ” đại biểu câu hỏi nào tại hội trường, song Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn chưa làm hài lòng người chất vấn
Là người cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu được Chủ tịch Quốc hội khen: trả lời rất sinh động, ngắn gọn, đi vào vấn đề, tranh luận tạo không khí sôi nổi. Đặc biệt, lời hứa từ kỳ họp trước nay đã có kết quả trông thấy.
Ông cũng là vị bộ trưởng hiếm hoi không “nợ” đại biểu câu hỏi nào tại hội trường.
Tuy nhiên, trong phần chất vấn trực tiếp, không phải câu trả lời nào của ông cũng nhận được sự đồng tình của đại biểu.
Chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) dẫn cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới về 24,5% hoa quả ngoại nhập trên thị trường Việt Nam có chất bảo quản độc hại, có thể phá hủy nội tạng và gây bệnh ung thư. "Hiện nay Bộ đã có kiểm tra chưa?", bà Mai đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Triệu cho biết sẽ trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì theo phân công thì bộ này đảm nhiệm phần việc đó.
Được Chủ tịch Quốc hội mời trao đổi, Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và cho biết vấn đề này Bộ Công Thương quản lý.
Tuy nhiên, đại biểu Bạch Mai cho rằng cho rằng cần phải có một nhạc trưởng, và trách nhiệm trước hết là của Bộ trưởng Bộ Y tế. “Để khi có một vấn đề liên quan đến vấn đề sức khỏe người dân thì phải có người chịu trách nhiệm”, bà nhấn mạnh.
Tiếp tục tranh luận, người đứng đầu ngành y tế cho rằng “vấn đề này đòi hỏi không riêng ngành nào, chắc các đại biểu cũng thông cảm cho”. Và ông ví von “câu chuyện về an toàn thực phẩm là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chưa biết bao giờ đến hồi kết”.
Đại biểu Mai lần thứ ba đứng dậy: "Trái cây Trung Quốc đang tràn ngập thị trường và có chất bảo quản độc hại không? Ai sẽ là cơ quan kiểm tra để trả lời cho cử tri biết, cảnh báo cử tri không dùng những trái cây có chất độc hại đó?". Bộ trưởng Triệu “khất” sẽ trả lời bằng văn bản.
Cũng liên quan đến vấn đề khá nhạy cảm về an toàn thực phẩm là giới hạn melamine trong sữa (câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Dũng - Đắc Lắc), Bộ trưởng trả lời dứt khoát là không có để ngưỡng nào cả. "Nếu nay mai nghiên cứu bảo là nhiều bệnh thì lúc bấy giờ mình đền bù thế nào với chuyện mình quyết định cho dân uống sữa có melamine?", ông Triệu đặt câu hỏi ngược lại.
Bên cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, các đại biểu cũng đặt vấn đề của Bộ Y tế trong việc phòng chống dịch, ô nhiễm môi trường do chất thải y tế, sử dụng nhân lực…
Trước việc đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) đề nghị bình luận về nhận xét “phòng dịch thì kém, dập dịch thì khá”, Bộ trưởng cho rằng phải đặt ra yêu cầu tương xứng với khả năng, thu nhập dưới 1.000 Đô la/ một đầu người mà làm được như thế đã là rất cố gắng.
“Tôi không nhận về thành tích y tế đâu bởi vì không có chính sách của Đảng, Quốc hội làm sao ngành y tế làm được”, người đứng đầu ngành khép lại 65 phút trả lời chất vấn.
Ông cũng là vị bộ trưởng hiếm hoi không “nợ” đại biểu câu hỏi nào tại hội trường.
Tuy nhiên, trong phần chất vấn trực tiếp, không phải câu trả lời nào của ông cũng nhận được sự đồng tình của đại biểu.
Chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) dẫn cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới về 24,5% hoa quả ngoại nhập trên thị trường Việt Nam có chất bảo quản độc hại, có thể phá hủy nội tạng và gây bệnh ung thư. "Hiện nay Bộ đã có kiểm tra chưa?", bà Mai đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Triệu cho biết sẽ trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì theo phân công thì bộ này đảm nhiệm phần việc đó.
Được Chủ tịch Quốc hội mời trao đổi, Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và cho biết vấn đề này Bộ Công Thương quản lý.
Tuy nhiên, đại biểu Bạch Mai cho rằng cho rằng cần phải có một nhạc trưởng, và trách nhiệm trước hết là của Bộ trưởng Bộ Y tế. “Để khi có một vấn đề liên quan đến vấn đề sức khỏe người dân thì phải có người chịu trách nhiệm”, bà nhấn mạnh.
Tiếp tục tranh luận, người đứng đầu ngành y tế cho rằng “vấn đề này đòi hỏi không riêng ngành nào, chắc các đại biểu cũng thông cảm cho”. Và ông ví von “câu chuyện về an toàn thực phẩm là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chưa biết bao giờ đến hồi kết”.
Đại biểu Mai lần thứ ba đứng dậy: "Trái cây Trung Quốc đang tràn ngập thị trường và có chất bảo quản độc hại không? Ai sẽ là cơ quan kiểm tra để trả lời cho cử tri biết, cảnh báo cử tri không dùng những trái cây có chất độc hại đó?". Bộ trưởng Triệu “khất” sẽ trả lời bằng văn bản.
Cũng liên quan đến vấn đề khá nhạy cảm về an toàn thực phẩm là giới hạn melamine trong sữa (câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Dũng - Đắc Lắc), Bộ trưởng trả lời dứt khoát là không có để ngưỡng nào cả. "Nếu nay mai nghiên cứu bảo là nhiều bệnh thì lúc bấy giờ mình đền bù thế nào với chuyện mình quyết định cho dân uống sữa có melamine?", ông Triệu đặt câu hỏi ngược lại.
Bên cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, các đại biểu cũng đặt vấn đề của Bộ Y tế trong việc phòng chống dịch, ô nhiễm môi trường do chất thải y tế, sử dụng nhân lực…
Trước việc đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) đề nghị bình luận về nhận xét “phòng dịch thì kém, dập dịch thì khá”, Bộ trưởng cho rằng phải đặt ra yêu cầu tương xứng với khả năng, thu nhập dưới 1.000 Đô la/ một đầu người mà làm được như thế đã là rất cố gắng.
“Tôi không nhận về thành tích y tế đâu bởi vì không có chính sách của Đảng, Quốc hội làm sao ngành y tế làm được”, người đứng đầu ngành khép lại 65 phút trả lời chất vấn.