Chính phủ yêu cầu nghiên cứu huy động nguồn lực vàng, ngoại tệ
Một lần nữa, giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực vàng và ngoại tệ được đặt ra
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017.
Về chính sách tiền tệ, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hoạt động ngân hàng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách khác, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Như đặt ra trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ đề án chống đô la hóa và vàng hóa, trong đó các giải pháp cần có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Và một lần nữa, trong nghị quyết trên, Chính phủ định hướng Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu có lộ trình, giải pháp huy động và sử dụng vào sản xuất kinh doanh nguồn lực vàng và ngoại tệ.
Từ cuối 2011 đầu 2012, huy động nguồn lực vàng trong dân cư để đưa vào sản xuất kinh doanh từng được đặt ra với nhiều quan điểm khác nhau. Vấn đề này nhiều lần được đề cập những năm gần đây, cũng như có nhiều tranh luận trong năm 2016.
Tuy nhiên, sau khi từng bước loại bỏ hoạt động huy động và cho vay vàng ra khỏi hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đặt vấn đề trên ra một cách chính thức và tổng thể.
Trong khi đó, với ngoại tệ, trong gần hai năm qua và cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã và đang áp trần lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm. Dù với trần lãi suất này, ước tính lượng lớn ngoại tệ là USD vẫn nằm trong cơ cấu tiền gửi ở hệ thống ngân hàng với tỷ trọng trên dưới 10%.
Về chính sách tiền tệ, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hoạt động ngân hàng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách khác, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Như đặt ra trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ đề án chống đô la hóa và vàng hóa, trong đó các giải pháp cần có lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Và một lần nữa, trong nghị quyết trên, Chính phủ định hướng Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu có lộ trình, giải pháp huy động và sử dụng vào sản xuất kinh doanh nguồn lực vàng và ngoại tệ.
Từ cuối 2011 đầu 2012, huy động nguồn lực vàng trong dân cư để đưa vào sản xuất kinh doanh từng được đặt ra với nhiều quan điểm khác nhau. Vấn đề này nhiều lần được đề cập những năm gần đây, cũng như có nhiều tranh luận trong năm 2016.
Tuy nhiên, sau khi từng bước loại bỏ hoạt động huy động và cho vay vàng ra khỏi hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đặt vấn đề trên ra một cách chính thức và tổng thể.
Trong khi đó, với ngoại tệ, trong gần hai năm qua và cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã và đang áp trần lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm. Dù với trần lãi suất này, ước tính lượng lớn ngoại tệ là USD vẫn nằm trong cơ cấu tiền gửi ở hệ thống ngân hàng với tỷ trọng trên dưới 10%.