Chủ tịch Quốc hội: 2013 phải giảm cả tồn kho và nợ xấu
Vì sao 2013 khó khăn hơn mà lại đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn và lạm phát giảm hơn?
Xuất hiện dày đặc ở phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/10, tồn kho và nợ xấu được nhắc đến với sự sốt ruột cao độ, khi tình trạng thì trầm trọng mà giải pháp lại mong manh.
Ngay từ đầu phiên thảo luận, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đã "chất vấn" các bộ liên quan về con số thực của tồn kho và giải pháp tháo gỡ. “Tình hình nợ xấu từ khi Thống đốc giải trình (cuối tháng 8/2012) đến giờ thế nào rồi?”, ông hết sức sốt ruột khi mà các con số tại báo cáo của Chính phủ khiến ông “chưa hình dung” hết cả tình hình tồn kho lẫn nợ xấu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết có ngành tồn kho lớn đến hơn 50%, một số ngành hơn 40% và tỏ ra khá lúng túng về tồn kho bất động sản khi Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là nơi chôn vốn lớn nhất.
Nghe hết bốn bản báo cáo của cả Chính phủ và các cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội trong gần hết thời gian của buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu Chính phủ cần đề xuất giải pháp thật cụ thể để Quốc hội thảo luận, tháo gỡ cho được khó khăn hiện nay.
“Từ nay đến cuối năm còn hơn hai tháng thôi, nghị quyết của Quốc hội phải tập trung vào giải pháp chứ cứ “tăng cường, đẩy mạnh” nhiều quá”, ông nói.
Sang phần thảo luận buổi chiều, Chủ tịch khẳng định, dứt khoát trong 6 tháng đầu năm 2013 phải giảm tồn kho, giảm nợ xấu. Ông cũng gợi ý ngân hàng nên tính toán liệu có thể kích hoạt cho vay tiêu dùng, cho dân vay mua nhà nhằm giải băng bất động sản được không.
“Mọi thứ nghe còn chung chung quá, tình hình thấy rồi mà lối ra chưa rõ”, Chủ tịch nhận xét về kế hoạch và đặc biệt là các giải pháp để thực hiện mục tiêu của năm 2013.
“Nhìn tổng thể vẫn rất khó khăn, và không thể không giải quyết tồn kho, nợ xấu”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phát biểu.
Theo ông Hiển, thị trường và sức mua là quan trọng hất, và nên tìm xem cái gì ảm đạm nhất thì tập trung kích hoạt. Thị trường bất động sản và đầu tư phải chăng là "điểm nút”, ông Hiển gợi ý.
Bàn thêm về nợ xấu, Chủ nhiệm Hiển cũng nhắc lại câu trả lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình với chất vấn của Chủ tịch Quốc hội, khi không thể khẳng định con số nợ xấu sẽ giảm của năm sau mà chỉ là trong nhiệm kỳ.
Ngân hàng cũng phải tập trung cứu doanh nghiệp, vì chính là cứu mình, nếu chỉ đưa ra giải pháp hạ lãi suất thôi thì chưa phải tối ưu mà phải khoanh nợ, giãn nợ…, ông Hiển đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng năm 2013 sẽ khó khăn hơn bởi các “nút thắt” nợ xấu, hàng tồn kho.
Phải nói rõ là nợ xấu cần phải giảm, ngành ngân hàng cần hết sức chủ động phân loại nợ, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Không nhiều dự báo lạc quan, song cũng không có nhiều ý kiến khác về các chỉ tiêu cụ thể cho năm 2013 theo báo cáo của Chính phủ. Như tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%; kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 8%; nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu; bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP…
Riêng Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn rằng, dự báo tình hình 2013 được cho là khó hơn 2012, song không biết cụ thể là cái gì khó. Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng không lý giải rõ là vì sao 2013 khó khăn hơn mà lại đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn và lạm phát giảm hơn. “Có cần thiết phải nói là tăng trưởng cao hơn mà lạm phát thấp hơn không?”, ông băn khoăn.
Nhìn lại tình hình của 2012, nêu con số tăng trưởng GDP dự kiến 5,16% so với chỉ tiêu GDP 6 - 6,5% ban đầu, ông Sơn nhận xét khoảng cách giữa kết quả và chỉ tiêu là rất xa.
Bằng giờ năm ngoái Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng họp, cũng phán xét tình hình, cũng đồng ý chỉ tiêu tăng trưởng GDP, giờ không đạt được. Nếu xem xét tình hình từ năm ngoái đến nay xem có gì xấu đột biến đến để không thực hiện được không thì không có, có nghĩa là đã lường được các khó khăn, ông Sơn phân vân.
Vẫn theo phân tích của ông thì Chính phủ nhìn nhận có nguyên nhân từ những yếu kém của bộ máy, nhưng “bộ máy mới kiện toàn, trẻ, khỏe mạnh hơn nhiều, học hành quá trời, không thể nói là kém”.
Ngay từ đầu phiên thảo luận, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đã "chất vấn" các bộ liên quan về con số thực của tồn kho và giải pháp tháo gỡ. “Tình hình nợ xấu từ khi Thống đốc giải trình (cuối tháng 8/2012) đến giờ thế nào rồi?”, ông hết sức sốt ruột khi mà các con số tại báo cáo của Chính phủ khiến ông “chưa hình dung” hết cả tình hình tồn kho lẫn nợ xấu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết có ngành tồn kho lớn đến hơn 50%, một số ngành hơn 40% và tỏ ra khá lúng túng về tồn kho bất động sản khi Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là nơi chôn vốn lớn nhất.
Nghe hết bốn bản báo cáo của cả Chính phủ và các cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội trong gần hết thời gian của buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu Chính phủ cần đề xuất giải pháp thật cụ thể để Quốc hội thảo luận, tháo gỡ cho được khó khăn hiện nay.
“Từ nay đến cuối năm còn hơn hai tháng thôi, nghị quyết của Quốc hội phải tập trung vào giải pháp chứ cứ “tăng cường, đẩy mạnh” nhiều quá”, ông nói.
Sang phần thảo luận buổi chiều, Chủ tịch khẳng định, dứt khoát trong 6 tháng đầu năm 2013 phải giảm tồn kho, giảm nợ xấu. Ông cũng gợi ý ngân hàng nên tính toán liệu có thể kích hoạt cho vay tiêu dùng, cho dân vay mua nhà nhằm giải băng bất động sản được không.
“Mọi thứ nghe còn chung chung quá, tình hình thấy rồi mà lối ra chưa rõ”, Chủ tịch nhận xét về kế hoạch và đặc biệt là các giải pháp để thực hiện mục tiêu của năm 2013.
“Nhìn tổng thể vẫn rất khó khăn, và không thể không giải quyết tồn kho, nợ xấu”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển phát biểu.
Theo ông Hiển, thị trường và sức mua là quan trọng hất, và nên tìm xem cái gì ảm đạm nhất thì tập trung kích hoạt. Thị trường bất động sản và đầu tư phải chăng là "điểm nút”, ông Hiển gợi ý.
Bàn thêm về nợ xấu, Chủ nhiệm Hiển cũng nhắc lại câu trả lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình với chất vấn của Chủ tịch Quốc hội, khi không thể khẳng định con số nợ xấu sẽ giảm của năm sau mà chỉ là trong nhiệm kỳ.
Ngân hàng cũng phải tập trung cứu doanh nghiệp, vì chính là cứu mình, nếu chỉ đưa ra giải pháp hạ lãi suất thôi thì chưa phải tối ưu mà phải khoanh nợ, giãn nợ…, ông Hiển đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng năm 2013 sẽ khó khăn hơn bởi các “nút thắt” nợ xấu, hàng tồn kho.
Phải nói rõ là nợ xấu cần phải giảm, ngành ngân hàng cần hết sức chủ động phân loại nợ, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Không nhiều dự báo lạc quan, song cũng không có nhiều ý kiến khác về các chỉ tiêu cụ thể cho năm 2013 theo báo cáo của Chính phủ. Như tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%; kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 8%; nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu; bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP…
Riêng Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn rằng, dự báo tình hình 2013 được cho là khó hơn 2012, song không biết cụ thể là cái gì khó. Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng không lý giải rõ là vì sao 2013 khó khăn hơn mà lại đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn và lạm phát giảm hơn. “Có cần thiết phải nói là tăng trưởng cao hơn mà lạm phát thấp hơn không?”, ông băn khoăn.
Nhìn lại tình hình của 2012, nêu con số tăng trưởng GDP dự kiến 5,16% so với chỉ tiêu GDP 6 - 6,5% ban đầu, ông Sơn nhận xét khoảng cách giữa kết quả và chỉ tiêu là rất xa.
Bằng giờ năm ngoái Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng họp, cũng phán xét tình hình, cũng đồng ý chỉ tiêu tăng trưởng GDP, giờ không đạt được. Nếu xem xét tình hình từ năm ngoái đến nay xem có gì xấu đột biến đến để không thực hiện được không thì không có, có nghĩa là đã lường được các khó khăn, ông Sơn phân vân.
Vẫn theo phân tích của ông thì Chính phủ nhìn nhận có nguyên nhân từ những yếu kém của bộ máy, nhưng “bộ máy mới kiện toàn, trẻ, khỏe mạnh hơn nhiều, học hành quá trời, không thể nói là kém”.