Chứng khoán toàn cầu chao đảo với “bão” Ukraine
Giới phân tích quốc tế lo ngại, cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine có thể khiến kinh tế toàn cầu chịu một cú sốc lớn
Phiên 3/3, hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt trên toàn cầu đều giảm sâu do chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như mối quan hệ căng thẳng giữa Ukraine và Nga.
Việc Ukraine báo động quân đội, động viên quân dự bị, tố cáo Nga tuyên chiến và việc Mỹ lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế Nga bởi Moscow triển khai quân đội tới bán đảo Crimea của Ukraine, đã phủ bóng lên các thị trường chứng khoán toàn cầu trong ngày 3/3. Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại, kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ phải chịu cú sốc lớn.
Tại thị trường Mỹ, kết thúc phiên 3/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm mạnh 153,68 điểm, tương ứng với mức giảm 0,94%, xuống còn 16.168,03 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 13,72 điểm, tương ứng với mức giảm 0,74%, xuống còn 1.845,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ mạnh 30,82 điểm, tương ứng với mức giảm 0,72%, còn 4.277,30 điểm.
Theo đó, chỉ số S&P 500 đã rời xa mốc cao kỷ lục được xác lập hồi cuối tuần trước và có khả năng sụt sâu hơn trong những phiên giao dịch sắp tới. Chỉ số VIX chuyên dùng để đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ vụt tăng mạnh 14,29%, mức tăng mạnh nhất trong vòng một tháng qua, lên tới 16 điểm vào cuối ngày 3/3.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 6,95 tỷ cổ phiếu, thấp hơn một chút so với mức bình quân 7 tỷ cổ phiếu các ngày trong tháng 2 trước đó, theo số liệu thống kê của BATS Global Markets. Số cổ phiếu hạ điểm vượt trội số cổ phiếu tăng điểm trên sàn chứng khoán New York với tỷ lệ là 2/1, còn trên sàn Nasdaq, cứ 8 mã hạ thì có 5 mã tăng.
Đóng cửa trước đó, các sàn chứng khoán châu Âu cũng lao dốc mạnh. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh quốc sụt 101,35 điểm, tương ứng 1,49%, xuống 6.708,35 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 117,21 điểm, tương ứng 2,66%, xuống 4.290,87 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 333,19 điểm, tương ứng 3,44%, còn 9.358,89 điểm.
Tại khu vực châu Á, khép phiên giao dịch đầu tuần, ngoại trừ một vài điểm sáng như Trung Quốc với sự đi lên của chỉ số Shanghai Composite, phần lớn các thị trường cũng giảm sâu. Chẳng hạn, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản giảm 188,84 điểm, còn 14.652,23 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng K ông giảm 336,29 điểm, xuống 22.500,67 điểm.
Riêng tại Nga, thị trường chứng khoán nước này đã giảm sâu hơn 10% trong phiên đầu tuần 3/3. Cụ thể, chỉ số Micex đã giảm tới 155,90 điểm, tương ứng với mức giảm 10,79%, xuống còn 1.288,81 điểm.
Việc Ukraine báo động quân đội, động viên quân dự bị, tố cáo Nga tuyên chiến và việc Mỹ lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế Nga bởi Moscow triển khai quân đội tới bán đảo Crimea của Ukraine, đã phủ bóng lên các thị trường chứng khoán toàn cầu trong ngày 3/3. Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại, kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ phải chịu cú sốc lớn.
Tại thị trường Mỹ, kết thúc phiên 3/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm mạnh 153,68 điểm, tương ứng với mức giảm 0,94%, xuống còn 16.168,03 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 13,72 điểm, tương ứng với mức giảm 0,74%, xuống còn 1.845,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ mạnh 30,82 điểm, tương ứng với mức giảm 0,72%, còn 4.277,30 điểm.
Theo đó, chỉ số S&P 500 đã rời xa mốc cao kỷ lục được xác lập hồi cuối tuần trước và có khả năng sụt sâu hơn trong những phiên giao dịch sắp tới. Chỉ số VIX chuyên dùng để đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ vụt tăng mạnh 14,29%, mức tăng mạnh nhất trong vòng một tháng qua, lên tới 16 điểm vào cuối ngày 3/3.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 6,95 tỷ cổ phiếu, thấp hơn một chút so với mức bình quân 7 tỷ cổ phiếu các ngày trong tháng 2 trước đó, theo số liệu thống kê của BATS Global Markets. Số cổ phiếu hạ điểm vượt trội số cổ phiếu tăng điểm trên sàn chứng khoán New York với tỷ lệ là 2/1, còn trên sàn Nasdaq, cứ 8 mã hạ thì có 5 mã tăng.
Đóng cửa trước đó, các sàn chứng khoán châu Âu cũng lao dốc mạnh. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh quốc sụt 101,35 điểm, tương ứng 1,49%, xuống 6.708,35 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 117,21 điểm, tương ứng 2,66%, xuống 4.290,87 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 333,19 điểm, tương ứng 3,44%, còn 9.358,89 điểm.
Tại khu vực châu Á, khép phiên giao dịch đầu tuần, ngoại trừ một vài điểm sáng như Trung Quốc với sự đi lên của chỉ số Shanghai Composite, phần lớn các thị trường cũng giảm sâu. Chẳng hạn, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản giảm 188,84 điểm, còn 14.652,23 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng K ông giảm 336,29 điểm, xuống 22.500,67 điểm.
Riêng tại Nga, thị trường chứng khoán nước này đã giảm sâu hơn 10% trong phiên đầu tuần 3/3. Cụ thể, chỉ số Micex đã giảm tới 155,90 điểm, tương ứng với mức giảm 10,79%, xuống còn 1.288,81 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 16.168,03 | -153,68 | -0,94 |
S&P 500 | 1.845,73 | -13,72 | -0,74 | |
Nasdaq | 4.277,30 | -30,82 | -0,72 | |
Anh | FTSE 100 | 6.708,35 | -101,35 | -1,49 |
Pháp | CAC 40 | 4.290,87 | -117,21 | -2,66 |
Đức | DAX | 9.358,89 | -333,19 | -3,44 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.652,23 | -188,84 | -1,27 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.500,67 | -336,29 | -1,47 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.075,24 | +18,93 | +0,92 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.601,98 | -37,60 | -0,44 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.964,69 | -15,30 | -0,77 |
Singapore | Straits Times | 3.087,47 | -23,31 | -0,75 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |