Cơ cấu lại Tập đoàn VNPT: Mục tiêu hết 2025, tổng doanh thu đạt hơn 287 nghìn tỷ

Phan Anh
Chia sẻ

VNPT tiên phong phát triển và ứng dụng các công nghệ cốt lõi (ảo hóa hạ tầng, công nghệ điện toán đám mây, AI/Big Data...) để chuyển đổi mô hình mạng lưới viễn thông- công nghệ thông tin...

Đến năm 2025, trở thành Tập đoàn công nghệ lấy hạ tầng số, công nghệ số và dịch vụ số làm chủ đạo.
Đến năm 2025, trở thành Tập đoàn công nghệ lấy hạ tầng số, công nghệ số và dịch vụ số làm chủ đạo.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 620/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025.

Theo đề án, VNPT phấn đấu tổng doanh thu toàn tập đoàn giai đoạn đến hết năm 2025 đạt 287.933 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn giai đoạn đến hết năm 2025 đạt 26.046 tỷ đồng.

Đề án nhằm xây dựng, phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, năng động, hiệu quả, hiện đại có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.

Đến năm 2025, trở thành tập đoàn công nghệ lấy hạ tầng số, công nghệ số và dịch vụ số làm chủ đạo, sở hữu và khai thác nền tảng, hạ tầng trụ cột của hạ tầng số quốc gia, là nhà sáng tạo tiên phong nghiên cứu làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, dựa trên thế mạnh về các nền tảng số, công nghệ lõi và an toàn an ninh mạng.

Đề án xác định, VNPT tiếp tục kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định số 2129/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cơ cấu lại VNPT giai đoạn 2018-2020 theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, ngành, nghề kinh doanh chính của VNPT gồm: Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (dịch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; dịch vụ Ví điện tử); nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính: Truyền hình và cung cấp chương trình thuê bao; thương mại điện tử, đại lý hàng hóa, bảo hiểm, đại lý xổ số thông qua cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các dịch vụ liên quan đến chuyển đổi số; xuất bản các sản phẩm số và phần mềm, chương trình.

 
Tiếp tục duy trì công ty mẹ- VNPT là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. VNPT tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH một thành viên Cáp quang (FOCAL); nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 4 công ty; nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 23 doanh công ty; thoái vốn (nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc thoái toàn bộ vốn góp) tại 26 đơn vị.

Về phương án cơ cấu lại nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý, đề án nêu rõ, VNPT tiếp tục rà soát, đánh giá và sắp xếp lại nhân sự trong bộ máy điều hành để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu và nâng cao hiệu quả công việc; thường xuyên đánh giá và có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí, sắp xếp lao động phù hợp với yêu cầu công việc trong tình hình mới.

Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên cơ cấu lại nhân sự theo hướng tinh gọn, phù hợp chiến lược phát triển và yêu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế tiền lương gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động; tăng cường phát triển, đào tạo đội ngũ nhân lực, tỷ lệ lao động có đủ năng lực triển khai sản phẩm, dịch vụ số.

Hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành tại công ty mẹ và tại các đơn vị thành viên để có cấu trúc và quy mô phù hợp với đặc điểm tình hình, nhu cầu công việc, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của VNPT...

Đầu tư phát triển và thúc đẩy có tính trọng điểm việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ mới như 5G, IoT, AI, Big Data, M2M… làm cơ sở kinh doanh, tăng trưởng doanh thu hạ tầng số, dịch vụ số, phù hợp với chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm.

Cùng với đó tham gia cung cấp môi trường số, kết nối số, tương tác và giao dịch số cho các tổ chức doanh nghiệp; tiếp tục hợp tác hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số, chuyển sang kinh doanh trên môi trường số, môi trường ảo.

Liên quan đến kế hoạch sắp xếp công ty mẹ, các đơn vị thành viên của VNPT đến hết năm 2025, đề án xác định tiếp tục duy trì công ty mẹ- VNPT là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hạch toán phụ thuộc như sau: Sắp xếp, tổ chức lại chi nhánh VNPT tại 63 VNPT tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, kinh doanh có hiệu quả; tổ chức lại Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ III thành Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục duy trì Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Đa khoa Bưu điện là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Công ty mẹ- VNPT.

VNPT tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH một thành viên Cáp quang (FOCAL).

Tiếp tục nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại: VNPT Technology; Công ty CP dịch vụ số toàn cầu (GDS); Công ty CP vật tư bưu điện (POTMASCO); Công ty CP Truyền thông quảng cáo đa phương tiện (SMJ).

Ngoài ra, tiếp tục nắm giữ dưới 50% vốn đầu lệ tại: Công ty ACASIA; Công ty ATH; Công ty TNHH VNPT Global HK; Công ty CP cáp quang Việt Nam; Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS); Công ty CP dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn; Công ty CP tư vấn đầu tư và phát triển bưu điện Hà Nội (HADIC); Công ty CP thiết bị bưu điện (POSTEF).

Đề án cũng nêu rõ danh mục 26 doanh nghiệp VNPT thoái vốn (tỷ lệ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc thoái toàn bộ vốn) gồm: Công ty CP hạ tầng và dịch vụ Việt Nam (VNISCO); Liên doanh cáp đồng Lào- Việt; Công ty TNHH sản xuất thiết bị viễn thông (TELEQ); Công ty CP dịch vụ thương mại và xây lắp viễn thông Đà Lạt; Công ty CP Phát triển viễn thông Bắc miền Trung; Công ty CP xây lắp bưu điện Hải Phòng; Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2; Công ty CP xây dựng bưu điện miền Trung; Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB); Công ty CP viễn thông VTC; Công ty CP thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY).

Đối với doanh nghiệp khác có vốn góp của VNPT, là Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (VNPT-VinaPhone) và Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media), VNPT thực hiện sắp xếp theo đề án riêng (định hướng sáp nhập theo quy định pháp luật) theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con