Dầu thô và đất đưa Thanh Hóa gia nhập “Câu lạc bộ 50.000 tỷ”

Thiên Anh
Chia sẻ

Năm 2022, Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ gia nhập nhóm các địa phương có thu ngân sách từ 50.000 tỷ đồng (Câu lạc bộ 50.000 tỷ). Trong đó, ước tính nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng mặt hàng dầu thô nhập khẩu và từ đất dự kiến sẽ cán mốc 26.740 tỷ đồng trở lên...

Nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn
Nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn

Tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, thu ngân sách Nhà nước tháng 10 ước đạt 3.102 tỷ đồng, lũy kế 10 tháng năm 2022 ước đạt 43.061 tỷ đồng, bằng 145% dự toán và tăng 60% so với cùng kỳ. Trong đó thu nội địa ước đạt 26.078 tỷ đồng, bằng 140% dự toán và tăng 48% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 16.983 tỷ đồng, bằng 154% dự toán, tăng 82% so với cùng kỳ. Đây là mức thu kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo thông tin từ Cục Hải quan Thanh Hóa, tính đến 24/10/2022, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã nhập khẩu 29 chuyến tàu dầu thô (nhiều hơn 02 chuyến so với 2021); số thu bình quân một chuyến đạt 472,5 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách Nhà nước từ mặt hàng dầu thô là 13.702,88 tỷ đồng, chiếm 83,6% tổng số thu nộp ngân sách Nhà nước của đơn vị này.

Theo báo cáo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, năm 2022 dự kiến nhập khẩu và nộp thuế cho 32 chuyến tàu dầu thô với số thu bình quân đạt 470 tỷ đồng/chuyến. Theo đó, ước tính đến hết năm 2022, số thuế thu nộp NSNN từ dầu thô năm 2022 ước đạt 15.040 tỷ đồng.

Trong trường hợp Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn vận hành tối đa công suất theo như cam kết mới đây với Bộ Công thương, nguồn thu ngân sách từ thuế GTGT mặt hàng dầu thô nhập khẩu tại Cảng Nghi Sơn có thể tăng cao hơn.

Trong khi đó, Cục thuế Thanh Hóa dự kiến trong năm 2022 thu tiền sử dụng đất ước đạt tối thiểu 11.700 tỷ đồng, bằng 167% dự toán. Trong 3 quý đầu năm, thu tiền sử dụng đất đạt 10.603 tỷ đồng, đạt 151% kế hoạch cả năm.  Tính đến ngày 24/10/2022 tổng thu tiền sử dụng đất đạt 10.965 tỷ đồng, bằng 199,4% dự toán và bằng 168,1% so với cùng kỳ. Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước 552 tỷ đồng, bằng 96,9% dự toán và bằng 88,5% so với cùng kỳ.

Như vậy, khoản thu từ dầu thô và đất sẽ đóng góp cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa tối thiểu 26.740 tỷ đồng trong năm tài khóa 2022. Chính khoản thu này là cơ sở quan trọng khiến Thanh Hóa được kỳ vọng có sự đột phá mạnh mẽ, sớm gia nhập Câu lạc bộ 50.000 tỷ ngay trong năm nay.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Cục Thuế Thanh Hóa, thu nội địa tháng 10/2022 trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.492 tỷ đồng, bằng 8,7% dự toán và bằng 80,6% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng năm 2022, tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh ước đạt 26.078 tỷ đồng, bằng 152% dự toán và bằng 148% so với cùng kỳ. Cụ thể một số khoản thu, sắc thuế chủ yếu trong 10 tháng năm 2022 như sau:

Khối doanh nghiệp nhà nước ước thu 1.478 tỷ đồng, bằng 91,2% dự toán, bằng 107,4% so với cùng kỳ; trong đó, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa nộp ngân sách 484,5 tỷ đồng, bằng 107,6% so với cùng kỳ; Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa nộp ngân sách 207,5 tỷ đồng, bằng 112,6% so với cùng kỳ.

Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước thu 5.687 tỷ đồng, đạt 171,6% dự toán và bằng 164,9% so với cùng kỳ; trong đó, Công ty TNHH Lọc dầu Nghi Sơn nộp ngân sách 5.128,5 tỷ đồng, bằng 194,2% so với cùng kỳ.

Khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ước thu 2.166 tỷ đồng, bằng 110,3% dự toán và bằng 127,3% so với cùng kỳ. Thuế thu nhập cá nhân ước thu 1.145 tỷ đồng, bằng 145,9% dự toán và bằng 164,8% so với cùng kỳ. Lệ phí trước bạ ước thu 925 tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán và bằng 121,2% so với cùng kỳ. Thuế bảo vệ môi trường ước thu 1.502 tỷ đồng, bằng 130,6% dự toán và bằng 135,2% so với cùng kỳ.

Trong 5 năm qua, thu ngân sách trên địa bàn Thanh Hóa liên tục có sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2017, Thanh Hóa thu ngân sách hơn 13.114 tỷ đồng. Đến năm 2018, mức thu ngân sách có bước nhảy vọt lên hơn 23.276 tỷ đồng.

Năm 2019, tỉnh này thu 27.359 tỷ đồng. Năm 2020, mặc dù đại dịch Covid hoành hành nhưng Thanh Hóa vẫn có bước tăng trưởng tốt, thu ngân sách đạt xấp xỉ 29.000 tỷ đồng. Năm 2021, một năm đặc biệt khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng Thanh Hóa đã đạt mức thu ngân sách ấn tượng là 39.500 tỷ đồng.

Sang năm 2022, 10 tháng Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 43.061 tỷ đồng. Nếu như không có sự sụt giảm bất ngờ trong 2 tháng cuối năm, Thanh Hóa sẽ lần đầu tiên chạm cột mốc thu ngân sách 50.000 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2021, cả nước hiện có 6 địa phương đã gia nhập nhóm các tỉnh có mức thu ngân sách 50.000 tỷ đồng (CLB 50.000 tỷ đồng). Trong đó dẫn đầu là TP.HCM thu ngân sách hơn 381.000 tỷ đồng, Hà Nội có tổng thu ngân sách nhà nước là 265.755 tỷ đồng.

Đứng thứ 3 là Hải Phòng có số thu ngân sách 95,5 nghìn tỷ đồng. Xếp tiếp theo sau là Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai, Bình Dương với số thu lần lượt là 75.000 tỷ đồng; 63.000 tỷ đồng và 62.000 tỷ đồng.

Trong năm 2022, nhiều người kỳ vọng Thanh Hóa, Quảng Ninh và Hải Dương sẽ sớm trở thành những gương mặt mới gia nhập nhóm các địa phương có số thu ngân sách từ 50.000 tỷ đồng trở lên.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con