Đến lượt châu Âu gia tăng trừng phạt Nga
EU đưa thêm 12 nhân vật vào danh sách bị đóng băng tài sản và cấm visa
Sau Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) vừa tuyên bố bổ sung danh sách những cá nhân người Nga và Ukraine bị trừng phạt vì vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bloomberg cho biết, EU đưa thêm 12 nhân vật vào danh sách bị đóng băng tài sản và cấm visa. Trước đó, hôm qua (20/3), Mỹ đưa thêm 20 quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp cùng một ngân hàng của Nga vào diện trừng phạt.
Trong bối cảnh Crimea sáp nhập vào Nga và quân Nga tiếp tục tập trung gần biên giới phía Đông Ukraine, Mỹ và EU đang phối hợp chặt chẽ để gây sức ép với Moscow thông qua các lệnh trừng phạt.
“Những bước tiến này là một phần trong phản ứng của chúng tôi trước những gì mà Nga đã làm ở Crimea”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng ngày 20/3. “Chúng tôi đã và đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Âu để đưa ra những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn trong trường hợp Nga tiếp tục đẩy căng thẳng leo thang”.
EU, đối tác thương mại lớn nhất của Nga, hôm nay tuyên bố sẽ xem xét trừng phạt nhằm vào các khoản đầu tư và hoạt động kinh doanh của Nga. Hôm qua, một sắc lệnh do Tổng thống Obama ký cảnh báo có thể trừng phạt nhằm vào nhiều nền lĩnh vực trong nền kinh tế Nga, bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng, luyện kim khai khoáng, quốc phòng và công nghiệp.
“Chúng tôi chưa đặt tất cả các quân bài mà mình có lên mặt bàn. Chúng tôi sẽ quyết định khi nào thì làm thế, nhưng sự chuẩn bị đã được thực hiện”, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy phát biểu ngày 21/2 sau phiên họp đầu tiên của cuộc họp thượng đỉnh châu Âu diễn ra ở Brussels.
Trong phiên họp vừa diễn ra, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bàn thảo các biện pháp nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa và khí đốt nhập khẩu từ Nga - tương tự như lời “thề” mà khối này từng đưa ra vào năm 2008 khi Nga tiến hành chiến tranh ở Georgia. Nga là nguồn cung đáp ứng 32% nhu cầu khí đốt và 35% nhu cầu dầu lửa của EU trong năm 2010.
Lần này, các nhà lãnh đạo EU đặt ra thời hạn vào giữa năm nay để soạn thảo một kế hoạch toàn diện về đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Ngoài ra, EU cũng hủy kế hoạch tham dự cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi, Nga vào tháng 6 này.
Theo giới quan sát, các mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nga với nhiều nước châu Âu, cùng với những khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ gây ra cho nền kinh tế khu vực, đang khiến châu Âu rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trong vấn đề trừng phạt Nga.
Với động thái ngày hôm nay, số chính trị gia và tướng lĩnh quân đội Nga và Ukraine bị EU trừng phạt đã lên tới 33 người, trong khi số nhân vật bị Mỹ trừng phạt đã lên 31.
Đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, Chính phủ Nga hôm qua cũng ban lệnh cấm visa và đóng băng tài sản của 9 quan chức và chính trị gia của Mỹ.
Bloomberg cho biết, EU đưa thêm 12 nhân vật vào danh sách bị đóng băng tài sản và cấm visa. Trước đó, hôm qua (20/3), Mỹ đưa thêm 20 quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp cùng một ngân hàng của Nga vào diện trừng phạt.
Trong bối cảnh Crimea sáp nhập vào Nga và quân Nga tiếp tục tập trung gần biên giới phía Đông Ukraine, Mỹ và EU đang phối hợp chặt chẽ để gây sức ép với Moscow thông qua các lệnh trừng phạt.
“Những bước tiến này là một phần trong phản ứng của chúng tôi trước những gì mà Nga đã làm ở Crimea”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng ngày 20/3. “Chúng tôi đã và đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Âu để đưa ra những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn trong trường hợp Nga tiếp tục đẩy căng thẳng leo thang”.
EU, đối tác thương mại lớn nhất của Nga, hôm nay tuyên bố sẽ xem xét trừng phạt nhằm vào các khoản đầu tư và hoạt động kinh doanh của Nga. Hôm qua, một sắc lệnh do Tổng thống Obama ký cảnh báo có thể trừng phạt nhằm vào nhiều nền lĩnh vực trong nền kinh tế Nga, bao gồm dịch vụ tài chính, năng lượng, luyện kim khai khoáng, quốc phòng và công nghiệp.
“Chúng tôi chưa đặt tất cả các quân bài mà mình có lên mặt bàn. Chúng tôi sẽ quyết định khi nào thì làm thế, nhưng sự chuẩn bị đã được thực hiện”, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy phát biểu ngày 21/2 sau phiên họp đầu tiên của cuộc họp thượng đỉnh châu Âu diễn ra ở Brussels.
Trong phiên họp vừa diễn ra, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bàn thảo các biện pháp nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa và khí đốt nhập khẩu từ Nga - tương tự như lời “thề” mà khối này từng đưa ra vào năm 2008 khi Nga tiến hành chiến tranh ở Georgia. Nga là nguồn cung đáp ứng 32% nhu cầu khí đốt và 35% nhu cầu dầu lửa của EU trong năm 2010.
Lần này, các nhà lãnh đạo EU đặt ra thời hạn vào giữa năm nay để soạn thảo một kế hoạch toàn diện về đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Ngoài ra, EU cũng hủy kế hoạch tham dự cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi, Nga vào tháng 6 này.
Theo giới quan sát, các mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nga với nhiều nước châu Âu, cùng với những khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ gây ra cho nền kinh tế khu vực, đang khiến châu Âu rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trong vấn đề trừng phạt Nga.
Với động thái ngày hôm nay, số chính trị gia và tướng lĩnh quân đội Nga và Ukraine bị EU trừng phạt đã lên tới 33 người, trong khi số nhân vật bị Mỹ trừng phạt đã lên 31.
Đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, Chính phủ Nga hôm qua cũng ban lệnh cấm visa và đóng băng tài sản của 9 quan chức và chính trị gia của Mỹ.