Dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến tăng cao trong mùa dịch Covid-19

Lưu Hà
Chia sẻ

"Cà phê mang về" “Đồ ăn mang đi” "Chỉ cần alo là có"... Đó là hàng loạt khẩu hiệu của các nhà hàng, quán ăn trong những ngày dịch diễn biến phức tạp...

Hiện dịch vụ giao nhận đồ ăn, uống tăng gấp đôi, gấp ba so với trước khi Hà Nội có đợt bùng phát dịch thứ 4. Ảnh: Phương Thảo.
Hiện dịch vụ giao nhận đồ ăn, uống tăng gấp đôi, gấp ba so với trước khi Hà Nội có đợt bùng phát dịch thứ 4. Ảnh: Phương Thảo.

Không cần chờ đến đợt bùng phát dịch thứ 4 này, khách hàng đã có xu hướng đặt đồ ăn online nhiều hơn là chọn đến nhà hàng sử dụng dịch vụ trực tiếp. Dịch bệnh làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp, nhà hàng phải chọn chuyển hướng sang hình thức kinh doanh online để đáp ứng nhu cầu khách hàng và bù lấp đi khoảng trống doanh thu do lượng khách hàng đến ăn giảm sút.

Vì vậy, mô hình đặt giao đồ ăn tận nơi bỗng chốc trở thành dịch vụ được ưu chuộng và đạt được con số tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Theo khảo sát mới đây của Nielsen Vietnam, trong thời điểm dịch Covid -19, chỉ nói riêng về lĩnh vực đặt đồ ăn online, thống kê của Nielsen cho thấy có đến 62% khách hàng Việt Nam cho rằng muốn mua đồ về nhà ăn.

Trước tác động của dịch bệnh khiến người dân ngại đến những nơi đông đúc như quán ăn, nhà hàng,... bán đồ ăn online như một giải pháp “sống chung với lũ” được nhiều nhà hàng, quán ăn lựa chọn để hoạt động trong mùa dịch, ngay cả những thương hiệu nổi tiếng như King BBQ, Gogi House, Pizza 4p’s,... cũng chuyển sang hình thức này.

Mô hình đặt giao đồ ăn tận nơi hiện đạt được con số tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Ảnh: Phương Thảo
Mô hình đặt giao đồ ăn tận nơi hiện đạt được con số tăng trưởng đáng ngạc nhiên. Ảnh: Phương Thảo

Những ngày qua, trước yêu cầu không phục vụ tại chỗ thực phẩm, đồ ăn, đồ uống… để phòng chống dịch Covid-19 thì nhu cầu đặt hàng online của người dân lại càng tăng lên. Ghi nhận tại nhiều hàng quán bán đồ ăn, thức uống tại Tp.HCM và Hà Nội cho thấy, khoảng một tuần nay số lượng đơn đặt hàng trực tuyến, đơn mua mang về tăng khoảng 10 - 30% so với trước đây.

Tại Hà Nội, ngay sau khi có yêu cầu dừng các hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống từ trưa ngày 25/5, nhiều quán ăn, nhà hàng cũng nhanh chóng triển khai đăng ký làm đối tác của các dịch vụ như Grabfood, Baemin, Gofood, Now... để có thể cung cấp cho khách hàng qua hình thức đặt hàng trực tuyến dễ dàng hơn.

Anh Huỳnh Tiến Dũng, một shipper trên ứng dụng giao đồ ăn online chia sẻ: từ đầu tháng Năm đến nay, dịch vụ giao nhận đồ ăn, thức uống tăng gấp đôi, gấp ba so với trước khi Hà Nội có đợt bùng phát dịch thứ 4. "Trung bình 1 ngày tôi chạy khoảng từ 25 - 30 đơn hàng; có khi thu nhập lên đến 500.000-600.000 đồng/ngày," anh Dũng chia sẻ.

Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt, Giám đốc Phát triển kinh doanh GoFood (Gojek), cho biết: “Trên GoFood, tình hình đặt món ăn trực tuyến vẫn duy trì ổn định thời gian gần đây. Một số nhà hàng đóng cửa do nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nhưng nhu cầu của người dùng vẫn cao nên lượng đơn hàng trung bình mỗi tháng vẫn trên đà tăng”.

Thực tế, hình thức đặt đồ ăn online không còn xa lạ với người tiêu dùng hiện đại nhưng trong mùa dịch, hình thức này lại được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Thậm chí, các ứng dụng còn tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá khiến cho dịch vụ này ngày càng trở nên “được lòng" khách hàng.

Theo kết quả bản “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam” do Kantar thực hiện năm 2020, có đến 43% người dân TpHCM và 34% người dân Hà Nội đặt đồ ăn trực tuyền ít nhất một lần mỗi tuần. Đặc biệt, vì mối lo ngại dịch bệnh, người dân sẽ có 2 lựa chọn mua đồ ăn là mua mang đi (take away) và đặt giao tận nhà (home delivery), nhưng tỉ trọng đặt đồ ăn giao tận nhà lại cao gấp đôi so với mua mang đi.

Ngoài ra, nhu cầu ăn uống của khách hãng cũng ngày càng phong phú hơn. Theo số liệu thống kê, chỉ riêng Grabfood đã có hơn 100.000 đối tác là nhà hàng, quán ăn tính đến giữa năm 2020, tương đương với hơn 800.000 lựa chọn món ăn được cung cấp. Chỉ bằng 1 lần đặt hàng, thực khách đã có thể tiếp cận được số lượng món ăn phong phú như trên. Đây chính là điểm mạnh mà nhà hàng truyền thống không thể làm được.

Các ứng dụng còn tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá nên ngày càng “được lòng" khách hàng. Ảnh: Phương Thảo
Các ứng dụng còn tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá nên ngày càng “được lòng" khách hàng. Ảnh: Phương Thảo

Điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng phổ biến, việc thanh toán trực tuyến cũng tiện dụng hơn. Hiện tại trên thị trường Việt Nam khá đa dạng các cổng ví điện tử như Viettelpay, Momo, Zalopay, Airpay, Moca, VNpay… các cổng thanh toán này đang áp dụng rất nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, trực tiếp tác động tới hành vi tiêu dùng.

Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến, nhiều ý kiến cũng cho rằng người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác, không được cung cấp thông tin bảo mật cho bất kỳ ai, nên sử dụng phương thức xác thực 2 lớp để đảm bảo phòng tránh rò rỉ thông tin cá nhân, tránh những phiền phức có thể phát sinh sau này.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con