Điệp viên Trung Quốc có thể sang Mỹ tìm em trai Lệnh Kế Hoạch
Chương trình “Săn cáo” được Trung Quốc tiến hành nhằm dẫn độ những nhân vật cấp cao bỏ trốn
Điệp viên Trung Quốc có mặt tại Mỹ có thể đang truy tìm một công dân Trung Quốc có tên Lệnh Hoàn Thành sống lưu vong ở nước này. Đây là em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu trợ lý của nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, cuộc truy tìm Lệnh Hoàn Thành có thể phủ bóng lên chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới.
Lệnh Kế Hoạch đang đối mặt với tội danh tham nhũng và đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng trước. Ông bị giáng chức vào năm 2012, sau khi báo chí Trung Quốc đưa tin con trai ông thiệt mạng trong một vụ tai nạn trên siêu xe Ferrari ở Bắc Kinh. Lệnh Kế Hoạch bị cáo buộc ăn hối lộ lớn bằng cách tự đứng ra nhận hoặc thông qua gia đình.
Việc bắt Lệnh Kế Hoạch là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Lệnh Hoàn Thành, em trai Lệnh Kế Hoạch, sang Mỹ vào năm 2013-2014.
Vào tháng 4 năm nay, Bắc Kinh khởi động một sáng kiến mang tên “Lưới trời” nhằm đưa những tham quan bỏ trốn ra nước ngoài ra trước công lý. Theo một số bài báo của tờ New York Times, chương trình mang tên “Săn cáo” đã được cơ quan chức năng của Trung Quốc tiến hành với các hoạt động bí mật nhằm dẫn độ những nhân vật cấp cao bỏ trốn ra nước ngoài về nước để xét xử.
Về phần mình, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo Trung Quốc dừng việc cử điệp viên sang Mỹ để tìm kiếm người Trung Quốc sống lưu vong tại đây.
Theo New York Times, những điệp viên bí mật của Trung Quốc hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an nước này có thể đã nhập cảnh vào Mỹ thông qua thị thực du lịch hoặc thương mại. Chiến thuật được áp dụng bao gồm thuyết phục người thân đang sống tại Trung Quốc của những người lưu vong tại Mỹ, đề nghị họ thuyết phục người lưu vong quay về.
Lệnh Hoàn Thành từng giữ một vị trí cấp cao trong hãng thông tấn Tân Hoa Xã trước khi làm kinh doanh.
Tờ New York Times nói rằng, từ năm ngoái, chương trình “Săn cáo” đã đưa hơn 930 nghi phạm tham nhũng người Trung Quốc từ khắp thế giới về nước. Hiện Trung Quốc đang gây sức ép với Mỹ nhằm đàm phán về một hiệp ước dẫn độ công dân.
Theo nhận định của hãng tin Reuters, cuộc truy tìm Lệnh Hoàn Thành có thể phủ bóng lên chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới.
Lệnh Kế Hoạch đang đối mặt với tội danh tham nhũng và đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng trước. Ông bị giáng chức vào năm 2012, sau khi báo chí Trung Quốc đưa tin con trai ông thiệt mạng trong một vụ tai nạn trên siêu xe Ferrari ở Bắc Kinh. Lệnh Kế Hoạch bị cáo buộc ăn hối lộ lớn bằng cách tự đứng ra nhận hoặc thông qua gia đình.
Việc bắt Lệnh Kế Hoạch là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Lệnh Hoàn Thành, em trai Lệnh Kế Hoạch, sang Mỹ vào năm 2013-2014.
Vào tháng 4 năm nay, Bắc Kinh khởi động một sáng kiến mang tên “Lưới trời” nhằm đưa những tham quan bỏ trốn ra nước ngoài ra trước công lý. Theo một số bài báo của tờ New York Times, chương trình mang tên “Săn cáo” đã được cơ quan chức năng của Trung Quốc tiến hành với các hoạt động bí mật nhằm dẫn độ những nhân vật cấp cao bỏ trốn ra nước ngoài về nước để xét xử.
Về phần mình, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo Trung Quốc dừng việc cử điệp viên sang Mỹ để tìm kiếm người Trung Quốc sống lưu vong tại đây.
Theo New York Times, những điệp viên bí mật của Trung Quốc hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an nước này có thể đã nhập cảnh vào Mỹ thông qua thị thực du lịch hoặc thương mại. Chiến thuật được áp dụng bao gồm thuyết phục người thân đang sống tại Trung Quốc của những người lưu vong tại Mỹ, đề nghị họ thuyết phục người lưu vong quay về.
Lệnh Hoàn Thành từng giữ một vị trí cấp cao trong hãng thông tấn Tân Hoa Xã trước khi làm kinh doanh.
Tờ New York Times nói rằng, từ năm ngoái, chương trình “Săn cáo” đã đưa hơn 930 nghi phạm tham nhũng người Trung Quốc từ khắp thế giới về nước. Hiện Trung Quốc đang gây sức ép với Mỹ nhằm đàm phán về một hiệp ước dẫn độ công dân.