Điều tra cựu trợ lý Hồ Cẩm Đào: Tín hiệu mới của ông Tập
Trung Quốc điều tra ông Lệnh Kế Hoạch, người từng giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng
Cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua (22/12) tuyên bố tiến hành điều tra ông Lệnh Kế Hoạch, người từng giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng dưới thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Đây được xem là một chương mới trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay mà đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng khi bắt đầu lên nắm quyền cách đây 2 năm.
Theo tờ Wall Street Journal, lý do mà Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra cuối ngày hôm qua về việc điều tra Lệnh là ông này đã “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật” - cụm từ thường ám chỉ hành vi tham nhũng đối với các quan chức nước này.
Ngoài ra, không một chi tiết nào được công bố và Lệnh cũng chưa bị cáo buộc một tội danh nào.
Giới quan sát nhận định, vụ điều tra ông Lệnh, 58 tuổi, đã đánh mạnh vào quyền lực chính trị của ông Hồ Cẩm Đào. Trước khi ông Hồ về hưu trong cuộc chuyển giao quyền lực sau một thập kỷ vào năm 2012-2013, Lệnh là Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc.
Từng được cho là một ứng cử viên cho ghế Ủy viên Bộ Chính trị, Lệnh Kế Hoạch bắt đầu bị “đặt dấu chấm hỏi” vào năm 2013 khi cậu con trai 23 tuổi của ông thiệt mạng khi gặp tai nạn trên một chiếc Ferrari màu đen trên đường phố Bắc Kinh.
Có thông tin nói rằng, chính con trai Lệnh là người cầm lái chiếc xe và trên xe còn có hai cô gái, nhưng những thông tin này không được chứng thực. Mọi thông tin về vụ tai nạn này nhanh chóng bị kiểm duyệt sau đó.
Vài tháng sau cái chết tai tiếng của con trai, Lệnh bị thuyên chuyển âm thầm tới một vị trí kém quyền lực hơn trong đảng và không lọt được vào Bộ Chính trị. Gần đây nhất, ông giữ vai trò Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.
Năm nay, khi điều tra tham nhũng ở tỉnh Thiểm Tây, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã “sờ gáy” một quan chức cấp cao của tỉnh này, em trai của Lệnh Kế Hoạch.
Vụ điều tra Lệnh Kế Hoạch được xem là một trong những vụ chống tham nhũng quan trọng nhất của ông Tập Cận Bình tính tới thời điểm này. Tuy đây không phải là quan chức cấp cao nhất bị điều tra, điều đáng nói ở đây là mối quan hệ gần gũi giữa Lệnh với ông Hồ Cẩm Đào. Trước đó, hầu như chưa có ai trong số các đồng minh và thuộc cấp của ông Hồ bị tuyên bố điều tra hay cáo buộc công khai.
Nhân vật cấp cao nhất bị điều tra tham nhũng trong chiến dịch của ông Tập Cận Bình đến nay là Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị. Những quan chức cấp cao “ngã ngựa” khác phải kể tới tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh.
Vụ điều tra Lệnh Kế Hoạch có thể là một tín hiệu cho thấy chiến dịch này bắt đầu chuyển trọng tâm từ các quan chức cấp cao đã về hưu sang các nhân vật đương chức. Ngoài ra, vụ điều tra này cũng cho thấy, vụ Chu Vĩnh Khang chưa phải là dấu chấm hết cho chiến dịch chống tham nhũng.
Đây được xem là một chương mới trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay mà đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng khi bắt đầu lên nắm quyền cách đây 2 năm.
Theo tờ Wall Street Journal, lý do mà Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra cuối ngày hôm qua về việc điều tra Lệnh là ông này đã “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật” - cụm từ thường ám chỉ hành vi tham nhũng đối với các quan chức nước này.
Ngoài ra, không một chi tiết nào được công bố và Lệnh cũng chưa bị cáo buộc một tội danh nào.
Giới quan sát nhận định, vụ điều tra ông Lệnh, 58 tuổi, đã đánh mạnh vào quyền lực chính trị của ông Hồ Cẩm Đào. Trước khi ông Hồ về hưu trong cuộc chuyển giao quyền lực sau một thập kỷ vào năm 2012-2013, Lệnh là Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc.
Từng được cho là một ứng cử viên cho ghế Ủy viên Bộ Chính trị, Lệnh Kế Hoạch bắt đầu bị “đặt dấu chấm hỏi” vào năm 2013 khi cậu con trai 23 tuổi của ông thiệt mạng khi gặp tai nạn trên một chiếc Ferrari màu đen trên đường phố Bắc Kinh.
Có thông tin nói rằng, chính con trai Lệnh là người cầm lái chiếc xe và trên xe còn có hai cô gái, nhưng những thông tin này không được chứng thực. Mọi thông tin về vụ tai nạn này nhanh chóng bị kiểm duyệt sau đó.
Vài tháng sau cái chết tai tiếng của con trai, Lệnh bị thuyên chuyển âm thầm tới một vị trí kém quyền lực hơn trong đảng và không lọt được vào Bộ Chính trị. Gần đây nhất, ông giữ vai trò Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.
Năm nay, khi điều tra tham nhũng ở tỉnh Thiểm Tây, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã “sờ gáy” một quan chức cấp cao của tỉnh này, em trai của Lệnh Kế Hoạch.
Vụ điều tra Lệnh Kế Hoạch được xem là một trong những vụ chống tham nhũng quan trọng nhất của ông Tập Cận Bình tính tới thời điểm này. Tuy đây không phải là quan chức cấp cao nhất bị điều tra, điều đáng nói ở đây là mối quan hệ gần gũi giữa Lệnh với ông Hồ Cẩm Đào. Trước đó, hầu như chưa có ai trong số các đồng minh và thuộc cấp của ông Hồ bị tuyên bố điều tra hay cáo buộc công khai.
Nhân vật cấp cao nhất bị điều tra tham nhũng trong chiến dịch của ông Tập Cận Bình đến nay là Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị. Những quan chức cấp cao “ngã ngựa” khác phải kể tới tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh.
Vụ điều tra Lệnh Kế Hoạch có thể là một tín hiệu cho thấy chiến dịch này bắt đầu chuyển trọng tâm từ các quan chức cấp cao đã về hưu sang các nhân vật đương chức. Ngoài ra, vụ điều tra này cũng cho thấy, vụ Chu Vĩnh Khang chưa phải là dấu chấm hết cho chiến dịch chống tham nhũng.