Giá xăng, dầu leo thang cùng khủng hoảng Ukraine
Trong khi giá dầu thô WTI lên cao nhất trong 5 tháng qua, thì giá dầu Brent Biển Bắc cũng đã lên cao nhất từ cuối tháng 12/2013
Tình trạng căng thẳng đang gia tăng giữa Nga và Ukraine kể từ cuối tuần trước, đã trở thành yếu tố thúc đẩy giá các mặt hàng năng lượng gồm dầu thô WTI, dầu thô Brent và xăng đồng loạt tăng mạnh trong ngày 3/3.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã tăng vọt 2,33 USD, tương ứng với mức tăng 2,3%, lên 104,92 USD mỗi thùng. Đây là mức giá chốt cao nhất của dầu thô WTI loại này kể từ phiên 19/9/2013 cho đến nay, theo số liệu thống kê của FactSet. Đầu phiên, có lúc giá dầu WTI còn vọt lên 105,22 USD/thùng.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng vọt mạnh 2,13 USD tương ứng với mức tăng 2%, lên 111,20 USD mỗi thùng. Đây cũng là mức giá chốt theo ngày cao nhất của dầu thô Brent Biển Bắc kể từ cuối tháng 12 năm ngoái tới nay. Hiện khoảng chênh lệnh giá giữa dầu thô WTI và dầu thô Brent Biển Bắc đã giảm xuống dưới 6 USD.
Trở lại sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên 3/3, giá xăng giao tháng 4 tăng mạnh hơn 4 cent, tương ứng với mức tăng 1,4%, lên tới 3,02 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng được hơn 6 cent, tương ứng với mức tăng 2,1%, lên 3,08 USD mỗi gallon. Trên thị trường bán lẻ tại Mỹ, nhiều chuyên gia phân tích dự báo mức giá xăng đang tăng dần.
Nguyên nhân chính khiến giá cả các mặt hàng năng lượng đồng loạt tăng cao trong ngày 3/3 là do giới đầu tư thấy lo sợ trước tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine đang ngày một leo thang, đặc biệt sau khi có tin rằng Nga đã kiểm soát bán đảo tự trị Crimea của Ukraine nằm bên bờ Hắc Hải từ cuối tuần trước, mà không hề phải hao tốn bất cứ viên đạn nào.
Do vị trí địa lý của Ukraine, theo giới phân tích, nên cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ có tác động lớn đến kinh tế khu vực châu Âu. Chưa hết, việc Mỹ và các đồng minh phương Tây đe dọa trừng phạt kinh tế đối với Nga do Moscow triển khai quân đội tới bán đảo Crimea cũng đang gây ra những quan ngại về khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ phải gánh chịu một cú sốc rất lớn.
Bên cạnh những thông tin Ukraine và Nga, thị trường năng lượng đêm qua còn nhận được lực hỗ trợ tích cực từ các số liệu kinh tế Mỹ, bao gồm chi tiêu tiêu dùng và thu nhập cá nhân tháng 1 tăng lên. Chỉ số quản lý sức mua Markit lên 57,1 điểm trong tháng 2, cao hơn mức 56,7% ban đầu. Ngoài ra, chỉ số sản xuất tháng 2 của Viện Quản lý nguồn cung cũng tăng nhanh.
Ngược chiều với diễn biến chung, giá khí đốt giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã giảm mạnh gần 12 cent, tương ứng với mức đi xuống 2,5%, xuống còn 4,49 USD/ triệu BTU vào cuối phiên 3/3. Mở phiên, giá khí đốt cũng vọt lên được 4,74 USD/ triệu BTU do ảnh hưởng từ vấn đề Ukraine và Nga, song đà tăng của mặt hàng năng lượng này đã mất dần sau đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã tăng vọt 2,33 USD, tương ứng với mức tăng 2,3%, lên 104,92 USD mỗi thùng. Đây là mức giá chốt cao nhất của dầu thô WTI loại này kể từ phiên 19/9/2013 cho đến nay, theo số liệu thống kê của FactSet. Đầu phiên, có lúc giá dầu WTI còn vọt lên 105,22 USD/thùng.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng vọt mạnh 2,13 USD tương ứng với mức tăng 2%, lên 111,20 USD mỗi thùng. Đây cũng là mức giá chốt theo ngày cao nhất của dầu thô Brent Biển Bắc kể từ cuối tháng 12 năm ngoái tới nay. Hiện khoảng chênh lệnh giá giữa dầu thô WTI và dầu thô Brent Biển Bắc đã giảm xuống dưới 6 USD.
Trở lại sàn giao dịch hàng hóa New York, kết thúc phiên 3/3, giá xăng giao tháng 4 tăng mạnh hơn 4 cent, tương ứng với mức tăng 1,4%, lên tới 3,02 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng được hơn 6 cent, tương ứng với mức tăng 2,1%, lên 3,08 USD mỗi gallon. Trên thị trường bán lẻ tại Mỹ, nhiều chuyên gia phân tích dự báo mức giá xăng đang tăng dần.
Nguyên nhân chính khiến giá cả các mặt hàng năng lượng đồng loạt tăng cao trong ngày 3/3 là do giới đầu tư thấy lo sợ trước tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine đang ngày một leo thang, đặc biệt sau khi có tin rằng Nga đã kiểm soát bán đảo tự trị Crimea của Ukraine nằm bên bờ Hắc Hải từ cuối tuần trước, mà không hề phải hao tốn bất cứ viên đạn nào.
Do vị trí địa lý của Ukraine, theo giới phân tích, nên cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ có tác động lớn đến kinh tế khu vực châu Âu. Chưa hết, việc Mỹ và các đồng minh phương Tây đe dọa trừng phạt kinh tế đối với Nga do Moscow triển khai quân đội tới bán đảo Crimea cũng đang gây ra những quan ngại về khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ phải gánh chịu một cú sốc rất lớn.
Bên cạnh những thông tin Ukraine và Nga, thị trường năng lượng đêm qua còn nhận được lực hỗ trợ tích cực từ các số liệu kinh tế Mỹ, bao gồm chi tiêu tiêu dùng và thu nhập cá nhân tháng 1 tăng lên. Chỉ số quản lý sức mua Markit lên 57,1 điểm trong tháng 2, cao hơn mức 56,7% ban đầu. Ngoài ra, chỉ số sản xuất tháng 2 của Viện Quản lý nguồn cung cũng tăng nhanh.
Ngược chiều với diễn biến chung, giá khí đốt giao tháng 4 trên sàn hàng hóa New York đã giảm mạnh gần 12 cent, tương ứng với mức đi xuống 2,5%, xuống còn 4,49 USD/ triệu BTU vào cuối phiên 3/3. Mở phiên, giá khí đốt cũng vọt lên được 4,74 USD/ triệu BTU do ảnh hưởng từ vấn đề Ukraine và Nga, song đà tăng của mặt hàng năng lượng này đã mất dần sau đó.