Giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu ì ạch, xem xét gộp vào khu tái định cư sân bay

Anh Tú
Chia sẻ

Để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng 2 tuyến giao thông T1, T2  và dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai và Bộ Giao thông vận tải kiến nghị cho phép bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc các dự án này vào khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn...

Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn có hơn 7.000 lô đất dành cho người dân phải di dời để xây dựng sân bay Long Thành.
Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn có hơn 7.000 lô đất dành cho người dân phải di dời để xây dựng sân bay Long Thành.

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9342/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc bố trí tái định cư các hộ dân thuộc tuyến đường giao thông kết nối T1, T2 và dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn thuộc dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 13527/BGTVT-CQLXD ngày 27/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo tờ trình Quốc hội về việc bố trí tái định cư các hộ dân thuộc tuyến đường giao thông kết nối T1, T2 và dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn tại văn bản nêu trên, tổng hợp gửi Bộ Giao thông vận tải tiếp thu, hoàn thiện.

 

"Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm về nội dung, hoàn thiện tờ trình, ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình gửi Quốc hội", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài khoảng 54 km đi qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó, đoạn đi qua địa bàn Đồng Nai dài hơn 34 km.

Đây là tuyến đường góp phần giải quyết tình trạng quá tải, ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi lại từ TP. Biên Hòa đến TP. Vũng Tàu.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng là tuyến đường huyết mạch trong kết nối giao thông giữa các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống cảng biển, tạo động lực liên kết, thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam bộ nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Mục tiêu đề ra là đến năm 2026 hoàn thành, đưa cao tốc này vào sử dụng.

Theo kế hoạch đề ra, việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 30/6 và cơ bản bàn giao diện tích còn lại trước ngày 31/12.

Tuy nhiên, dù khởi công từ tháng 6/2023 nhưng đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt trong xác nhận nguồn gốc đất, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai quy hoạch xây dựng 4 khu tái định cư trên địa bàn TP. Biên Hòa và huyện Long Thành. Trong đó, tại huyện Long Thành quy hoạch khu tái định cư tại xã Long Phước gần 34ha và khu tái định cư Long Đức với quy mô 30ha. Còn TP. Biên Hòa quy hoạch 2 khu tái định cư tại phường Phước Tân và phường Tam Phước.

Dù vậy, đến nay, mới chỉ có khu tái định cư tại xã Long Đức, huyện Long Thành khởi công xây dựng, các khu còn lại vẫn đang trong quá trình làm thủ tục, gặp vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do đó, người dân chưa rõ về giá bồi thường và nơi tái định cư.

Để giải quyết nhu cầu tái định cư, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chính phủ bố trí 1.834 lô đất còn dư của dự án sân bay Long Thành tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn cho các hộ dân thuộc dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Được biết, Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn có hơn 7.000 lô đất, trong đó, khoảng 4.800 lô đất dành cho tái định cư đối với người dân phải di dời để làm sân bay Long Thành. Khu tái định cư này cũng dành khoảng 350 lô đất để tái định cư cho các hộ dân phải di dời để làm hai tuyến giao thông kết nối với sân bay (tuyến T1 và T2).

 

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài khoảng 53,7km. Trong đó, đoạn đi qua Đồng Nai dài 34,2km và qua Bà Rịa - Vũng Tàu dài 19,5km. Theo thiết kế, tuyến đường có quy mô 4-6 làn xe (giai đoạn hoàn thiện 6 - 8 làn xe), vận tốc thiết kế 100km/h. Dự án có tổng mức đầu tư là 17.837 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách trung ương và địa phương và được chia làm 3 dự án thành phần.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công ngày 18/6/2023, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con