Giải trình lý do công nghệ thông tin Việt Nam kém cạnh tranh

Tuấn Hùng
Chia sẻ

Bộ Thông tin Truyền thông giải thích vì sao khả năng cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin của Việt Nam lại bị đánh giá thấp

Đứng ở vị trí 61/64, nhưng EIU đánh giá Việt Nam là một "ngôi sao đang lên" cùng với một số quốc gia khác.
Đứng ở vị trí 61/64, nhưng EIU đánh giá Việt Nam là một "ngôi sao đang lên" cùng với một số quốc gia khác.
Bộ Thông tin Truyền thông vừa có báo cáo giải trình với Chính phủ lý do chỉ số cạnh tranh trong công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp.

Mới đây, vào tháng 7/2007, cơ quan thông tin kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tập đoàn báo chí Economist đã công bố báo cáo “Các biện pháp cạnh tranh - Đánh giá khả năng cạnh tranh của công nghiệp công nghệ thông tin”, trong đó, khả năng cạnh tranh ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đứng thứ 61/64 quốc gia - nền kinh tế được xếp hạng, khi điểm số của Việt Nam cho các nhóm chỉ tiêu đều đứng ở khu vực gần cuối.

Ngay sau đó, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Bưu chính và Viễn thông (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) báo cáo đầy đủ, khách quan và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Qua phân tích 25 tiêu chí xếp hạng của EIU, Bộ Thông tin Truyền thông nhận định, chỉ số cạnh tranh công nghiệp công nghệ thông tin phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân, tiềm lực tài chính của Chính phủ. “Hệ thống chỉ số đưa ra nhằm so sánh thể hiện mức độ thu, chi của Chính phủ và xã hội cho thiết bị, phần cứng, phần mềm, dịch vụ, máy tính, thuê kênh, nghiên cứu và phát triển,…gắn với khả năng tài chính của Nhà nước và thu nhập của người dân, nên những nước đang phát triển sẽ chỉ đạt được điểm rất thấp đổi với những chỉ số này”.

Theo đó, GDP trên đầu người liên quan chặt chẽ với chỉ số cạnh tranh trong báo cáo của EIU khi những nước có GDP trên đầu người càng cao thì vị trí chỉ số cạnh tranh công nghiệp công nghệ thông tin càng cao. Cụ thể, trong số 64 nước, nền kinh tế có 22 nước, nền kinh tế có GDP bình quân gấp từ 8 đến 15 lần Việt Nam, trên 30 nước có GDP bình quân đầu người gấp từ 2 đến 7 lần Việt Nam.

Bên cạnh đó có những tiêu chí quan trọng mà EIU đưa ra liên quan tới các chính sách phát triển lâu dài của ngành công nghiệp công nghệ thông tin mà Việt Nam chưa đạt được cao, ví như nhóm tiêu chí về “Môi trường nghiên cứu phát triển”, “Số bằng sáng chế đăng ký mỗi năm trên 100 dân” với trọng số tới 65%; hay nhóm tiêu chí về ”Hạ tầng công nghệ thông tin”, “Số máy tính trên 100 dân” với trọng số tới 60%; hoặc nhóm tiêu chí về “Nguồn nhân lực”, “Năng lực của hệ thống giáo dục trong việc đào tạo cán bộ về công nghệ có kỹ năng thương mại” với trọng số 60%.

“Đây chính là thách thức lớn ở tầm chiến lược đối với công nghệ thông tin ở các nước đáng phát triển, trong đó có Việt Nam”, theo nhận định của Bộ. “Vì không quan tâm ở tầm chiến lược dài hạn, tập trung đầu tư đủ ngưỡng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng những yếu tố liên quan thì về lâu dài không thể cạnh tranh được”.

Tuy nhiên, theo Bộ Thông tin Truyền thông, dù khoảng cách về trình độ phát triển nói chung còn xa, song Việt Nam có cố gắng trong rút ngắn khoảng cách về các chỉ số liên quan tới bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin thể hiện ở việc Việt Nam.

Nhìn lại đánh giá của EIU, Bộ cho rằng đó là những gợi ý cho Việt Nam một số định hướng cần tập trung chỉ đạo để nâng cao môi trường thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin là tập trung vào công nghệ hiện đại, băng thông rộng, tôn trọng sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp công nghệ thông tin phát triển.

Để sức cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin của Việt Nam được nâng cao, với tư cách một ngành kinh tế mũi nhọn, hướng về xuất khẩu, Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm thực sự hơn tới ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có việc Chính phủ sớm phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2007 – 2010.

Tuy đứng ở vị trí 61/64, nhưng trong báo cáo ở mục “Những ngôi sao đang lên của ngày mai”, thì Việt Nam được EIU đánh giá là một “ngôi sao” cùng với Malaysia, Brazin, Nga, Ba Lan, Hungary. Theo EIU, thế mạnh của Việt Nam chính là nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ người Việt Nam đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin truyền thông ở nước ngoài cùng với sự quan tâm của Chính phủ trong việc phát triển hạ tầng thông tin.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con