Greenland có gì đặc biệt khiến ông Trump muốn mua?

Kiều Oanh
Chia sẻ

Với giá trị chiến lược lớn, Greenland thậm chí đã thu hút sự chú ý của cả Trung Quốc

Một góc Greenland - Ảnh: Getty/CNBC.
Một góc Greenland - Ảnh: Getty/CNBC.

Sau khi nêu ý tưởng mua lại đảo Greenland của Đan Mạch và bị Thủ tướng nước này thẳng thừng từ chối, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Đan Mạch dự kiến diễn ra vào tháng 9.

Theo hãng tin CNBC, việc ông Trump muốn mua Greenland là bằng chứng mới nhất cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của lãnh thổ này về mặt địa chính trị. Greenland thậm chí đã thu hút sự chú ý của cả Trung Quốc.

Giá trị chiến lược của Greenland có mối liên hệ mật thiết với các tuyến vận tải biển mới ở khu vực phía Bắc của Đại Tây Dương. Những tuyến đường biển này được mở ra trong những năm gần đây do băng tan ở vùng cực Bắc của Trái Đất.

Trung Quốc "để ý" Greenland

Nhờ những tuyến vận tải biển mới như vậy, thời gian được rút ngắn trong nhiều chuyến vận chuyển hàng hóa vốn thường phải qua kênh đào Panama hoặc kênh đào Suez để đi vòng quanh địa cầu.

Greenland có dân số chỉ khoảng 58.000 người, nhưng là hòn đảo lớn nhất thế giới. 80% diện tích 811.000 dặm vuông của đảo này bị che phủ bởi băng đá. Cư dân ở Greenland là người Đan Mạch, nhưng đảo này có chính quyền tự trị từ năm 1979.

Đầu tàu kinh tế của Greenland là hai ngành đánh bắt cá và du lịch, nhưng đảo này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, bao gồm các mỏ quặng than, kém, đồng, sắt và các khoáng sản quý hiếm. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đánh giá nguồn tài nguyên của Greenland, nhưng đến nay vẫn chưa có một con số đáng tin cậy nào được đưa ra.

Trung Quốc, quốc gia đang ở trong cuộc chiến thương mại căng thẳng với Mỹ, đã từng bày tỏ ý muốn phát triển một "con đường tơ lụa vùng cực" - một tuyến thương mại trên biển ở phía Bắc của Đại Tây Dương. Hồi năm 2018, Trung Quốc đề xuất xây dựng sân bay mới và các cơ sở khai mỏ ở Greenland.

Tuy nhiên, chính quyền Greenland đã chọn Đan Mạch, thay vì Trung Quốc, làm nhà cấp vốn cho các dự án này. Tháng 6 năm nay, phía Trung Quốc tuyên bố không tham gia đấu thầu các dự án trên.

Theo một số phân tích, do vị trí chiến lược của Greenland và mối quan hệ đồng minh với Mỹ, Đan Mạch không muốn làm Washington "mếch lòng" bằng cách để Trung Quốc đặt dấu ấn lên Greenland.

"Nếu Trung Quốc có một khoản đầu tư lớn vào một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược với nhiều quốc gia khác, họ sẽ có ảnh hưởng ở đó", ông Michael Sfraga, Giám đốc Polar Institute, nhận xét. "Nếu bạn đầu tư nhiều vào một hòn đảo nhỏ, bạn có thể sẽ có rất nhiều ảnh hưởng ở đó".

Trong một báo cáo năm 2018, Bộ Quốc phòng Mỹ nói Đan Mạch đã "công khai bày tỏ lo ngại về mối quan tâm của Trung Quốc tới Greeland".

"Duyên nợ" Mỹ-Greenland

"Hoạt động nghiên cứu dân sự có thể hỗ trợ cho sự hiện diện quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc ở Bắc Băng Dương. Sự hiện diện này có thể bao gồm triển khai tàu ngầm tới khu vực để ngăn ngừa các cuộc tấn công hạt nhân", báo cáo được CNBC trích dẫn.

Ngoài ra, Greenland cũng là một địa điểm thuận lợi cho lực lượng của Mỹ. Từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ và Greenland đã có một thỏa thuận cho phép đặt các tài sản quân sự của Mỹ trên đảo này.

Căn cứ không quân Thule là căn cứ xa nhất về phía Bắc của Không quân Mỹ, đã đặt ở Greenland từ năm 1943. Căn cứ này có một hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và một hệ thống theo dõi vệ tinh.

Chính quyền ông Trump không phải là chính quyền đầu tiên của Mỹ muốn mua Greenland. Năm 1946, Tổng thống Harry Truman cũng chào mua Greenland, với giá 100 triệu USD bằng vàng. Nhiều tài liệu cũng nói rằng Mỹ từng định mua Greenland vào năm 1867.

Trong bối cảnh các cường quốc của thế giới đua nhau hiện diện ở phía Bắc Đại Tây Dương và vùng Bắc Cực, giới chuyên gia cảnh báo rằng khu vực này có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

"Ở khắp vùng Bắc Cực đều có những cơ hội kinh tế tương tự như Greenland", chuyên gia Heather A. Conley thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington nhận xét.

Theo bà Conley, Bắc Cực là nơi sở hữu "những mỏ quặng sắt và kẽm vào hàng lớn nhất thế giới", nhưng "có một cái giá phải trả cho hoạt động thăm dò đó, đối với môi trường và người dân sống ở Bắc Cực và Greenland".

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con