Hải Khẩu, “tâm bão” địa ốc ở Trung Quốc
Hải Khẩu đang là địa chỉ nhiều thách thức nhất đối với Chính phủ Trung Quốc trong những nỗ lực hạ sốt địa ốc
Với tốc độ tăng giá nhà vào khoảng 20% mỗi tháng, thành phố Hải Khẩu thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc có thể được xem là một định nghĩa trong từ điển về thế nào là bong bóng bất động sản. Hãng tin Reuters nhận định, Hải Khẩu đang là địa chỉ nhiều thách thức nhất đối với Chính phủ Trung Quốc trong những nỗ lực hạ sốt địa ốc.
Vào cuối tháng 12 năm ngoái, Bắc Kinh công bố kế hoạch phát triển đảo Hải Nam thành một địa chỉ du lịch quốc tế. Ngay lập tức, giới đầu tư nhà đất của Trung Quốc ồ ạt kéo tới Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh này, để tìm cơ hội kiếm tiền nhanh. Giá nhà đất ở đây vì thế mà tăng với tốc độ “tên lửa”.
Đây không phải là lần đầu tiên bong bóng bất động sản được thổi bùng lên ở Hải Nam. Vào năm 1993, bong bóng địa ốc từng nổ tung ở tỉnh này, khiến các nhà chức trách phải mất hơn một thập kỷ để dọn dẹp các khoản nợ xấu và những lô đất trống bị bỏ lại sau đó.
Tuy nhiên, trao đổi với Reuters, ông Feng Ke, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bất động sản thuộc Đại học Bắc Kinh, tin tưởng rằng, lịch sử sẽ không lặp lại trên thị trường địa ốc Hải Nam. “Giá nhà đất ở Hải Khẩu hiện rất cao, nhưng khó có khả năng sụt giảm”, ông Feng nhận định.
Trở lại thập niên 1990, các công ty phát triển địa ốc ở Hải Nam khi đó đã đầu cơ đất đai bằng tiền đi vay. Khi giá nhà đất đạt đỉnh, các công ty này ôm những dự án lớn còn các ngân hàng đã kiệt vốn. Nhưng lần này, theo ông Feng, khách mua nhà đất ở Hải Nam là các nhà đầu tư và nhiều người trong số họ thanh toán bằng tiền mặt.
Reuters nhận định, sự leo thang của giá nhà đất ở Trung Quốc hiện nay đang đặt Bắc Kinh vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một khi giá nhà được đưa về với tầm tay của đa phần người dân Trung Quốc, thì chắc chắn, lĩnh vực bất động sản - một trong những ngành được xem là then chốt hiện nay của kinh tế nước này - sẽ gặp khó.
Tuy nhiên, nhận thức rõ rủi ro của sức nóng địa ốc đối với nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rõ quyết tâm giảm nhiệt giá nhà, thể hiện qua một loạt biện pháp kiểm soát cho vay mua nhà và tiền đặt cọc nhà được đưa ra thời gian gần đây. “Tình trạng giá cả nhà đất ở những nơi như Hải Nam hiện đang rất khó kiểm soát”, một quan chức cao cấp của Chính phủ Trung Quốc đề nghị không tiết lộ danh tính nói với Reuters.
Đi dọc một con phố vắng ngắt ở Hải Khẩu, chị Cao Ying không thể tin được rằng, tất cả các căn hộ trong các tòa nhà trên con phố này đã được bán hết, dù có vẻ như không ai có ý định tới sống ở đây. Giới kinh doanh địa ốc ở đây cho biết, số căn hộ đã có người ở trên thực tế chỉ chiếm khoảng 20%. Tháng này, thị trường căn hộ Hải Khẩu sẽ có thêm hàng mới, nhưng giá sẽ lên tới khoảng 15.000 Nhân dân tệ (2.200 USD) mỗi m2, tăng gấp 3 lần so với thời điểm cách đây 1 năm.
Trước đó, chị Cao đã kỳ vọng giá nhà sẽ giảm vào tháng 6. Tuy nhiên, ông Pan Shiyi, Chủ tịch tập đoàn địa ốc hàng đầu của Trung Quốc Soho China mới đây tuyên bố, hơn 70% các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc có trong tay trên 10 tỷ Nhân dân tệ tiền mặt và sẽ không sớm thực hiện việc giảm giá nhà.
Cùng với hai người bạn, chị Cao đã bay hơn 1.700 km từ Tứ Xuyên tới Hải Khẩu tìm mua căn hộ để có nhà ở cho cậu con trai nhỏ muốn xin vào học ở một trường cấp 2 danh tiếng ở đây. Nhưng thị trường nhà đất tại thành phố này đã khiến chị đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.
Những người tìm mua nhà ở Hải Khẩu như chị Cao thường hy vọng giá nhà ở đây sẽ còn tăng để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra trên thị trường nhà đất ở Mỹ và Dubai gần đây, chính quyền Hải Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhà.
Giữa tháng 1 vừa qua, các nhà chức trách tỉnh này đã tạm ngừng cấp phép xây dựng và sử dụng đất cho xây dựng cho tới cuối tháng 3 để các nhà đầu tư có thời gian cân nhắc. Chiến dịch hạ nhiệt bất động sản của Chính phủ Trung Quốc và nhiều địa phương khác đã góp phần giảm số lượng các vụ giao dịch nhà đất ở Hải Ham.
Mặc dù vậy, theo giới kinh doanh bất động sản, về trung và dài hạn, giá nhà ở Hải Nam sẽ còn tăng, bất chấp sự chững lại đôi chút ở thời điểm hiện nay.
Giá bất động sản ở Trung Quốc từng có thời gian ngắn suy giảm vào cuối năm 2008, sau khi chính phủ nước này thực hiện một số biện pháp thắt chặt, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đi xuống. Tuy nhiên, xu thế này đã bị đảo ngược vào tháng 3/2009, khi Bắc Kinh tung ra gói kích thích kinh tế khổng lồ và có các biện pháp hỗ trợ thị trường nhà đất.
Tới nửa sau của năm 2009, giá nhà đất ở Trung Quốc đã vượt qua mức đỉnh của thời điểm trước khủng hoảng. Động lực cho sự leo thang này là sự thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu mua nhà để phòng chống sự mất giá của đồng tiền.
Những câu hỏi mà thị trường toàn cầu quan tâm ở thời điểm hiện nay là, liệu những biện pháp kiểm soát giá nhà đất mà Bắc Kinh đưa ra gần đây sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường, liệu những biện pháp đó có kìm hãm nhu cầu của Trung Quốc đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép…, và liệu các ngân hàng của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự gia tăng của các khoản nợ xấu?
Reuters dẫn một báo cáo mới đây của hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng, các nỗ lực ngăn chặn đà leo thang của giá nhà mà Bắc Kinh áp dụng sẽ ít nhiều giảm bớt sự kỳ vọng của giới đầu tư địa ốc. Tuy nhiên, nhu cầu mua nhà để ở của người dân Trung Quốc vẫn sẽ ở mức cao, đặc biệt là ở các thành phố hạng 2, hạng 3 của nước này, một phần do sự gia tăng thu nhập trong quá trình đô thị hóa.
“Thực tế hiện nay phù hợp với mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc trong việc ‘tháo hơi’ cho bong bóng địa ốc, nhưng đồng thời cũng cho thấy, nhu cầu cần thiết hướng tới sự phát triển lành mạnh trong dài hạn cho lĩnh vực bất động sản ở nước này”, Reuters dẫn báo cáo của Fitch Ratings.
Vào cuối tháng 12 năm ngoái, Bắc Kinh công bố kế hoạch phát triển đảo Hải Nam thành một địa chỉ du lịch quốc tế. Ngay lập tức, giới đầu tư nhà đất của Trung Quốc ồ ạt kéo tới Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh này, để tìm cơ hội kiếm tiền nhanh. Giá nhà đất ở đây vì thế mà tăng với tốc độ “tên lửa”.
Đây không phải là lần đầu tiên bong bóng bất động sản được thổi bùng lên ở Hải Nam. Vào năm 1993, bong bóng địa ốc từng nổ tung ở tỉnh này, khiến các nhà chức trách phải mất hơn một thập kỷ để dọn dẹp các khoản nợ xấu và những lô đất trống bị bỏ lại sau đó.
Tuy nhiên, trao đổi với Reuters, ông Feng Ke, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bất động sản thuộc Đại học Bắc Kinh, tin tưởng rằng, lịch sử sẽ không lặp lại trên thị trường địa ốc Hải Nam. “Giá nhà đất ở Hải Khẩu hiện rất cao, nhưng khó có khả năng sụt giảm”, ông Feng nhận định.
Trở lại thập niên 1990, các công ty phát triển địa ốc ở Hải Nam khi đó đã đầu cơ đất đai bằng tiền đi vay. Khi giá nhà đất đạt đỉnh, các công ty này ôm những dự án lớn còn các ngân hàng đã kiệt vốn. Nhưng lần này, theo ông Feng, khách mua nhà đất ở Hải Nam là các nhà đầu tư và nhiều người trong số họ thanh toán bằng tiền mặt.
Reuters nhận định, sự leo thang của giá nhà đất ở Trung Quốc hiện nay đang đặt Bắc Kinh vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một khi giá nhà được đưa về với tầm tay của đa phần người dân Trung Quốc, thì chắc chắn, lĩnh vực bất động sản - một trong những ngành được xem là then chốt hiện nay của kinh tế nước này - sẽ gặp khó.
Tuy nhiên, nhận thức rõ rủi ro của sức nóng địa ốc đối với nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rõ quyết tâm giảm nhiệt giá nhà, thể hiện qua một loạt biện pháp kiểm soát cho vay mua nhà và tiền đặt cọc nhà được đưa ra thời gian gần đây. “Tình trạng giá cả nhà đất ở những nơi như Hải Nam hiện đang rất khó kiểm soát”, một quan chức cao cấp của Chính phủ Trung Quốc đề nghị không tiết lộ danh tính nói với Reuters.
Đi dọc một con phố vắng ngắt ở Hải Khẩu, chị Cao Ying không thể tin được rằng, tất cả các căn hộ trong các tòa nhà trên con phố này đã được bán hết, dù có vẻ như không ai có ý định tới sống ở đây. Giới kinh doanh địa ốc ở đây cho biết, số căn hộ đã có người ở trên thực tế chỉ chiếm khoảng 20%. Tháng này, thị trường căn hộ Hải Khẩu sẽ có thêm hàng mới, nhưng giá sẽ lên tới khoảng 15.000 Nhân dân tệ (2.200 USD) mỗi m2, tăng gấp 3 lần so với thời điểm cách đây 1 năm.
Trước đó, chị Cao đã kỳ vọng giá nhà sẽ giảm vào tháng 6. Tuy nhiên, ông Pan Shiyi, Chủ tịch tập đoàn địa ốc hàng đầu của Trung Quốc Soho China mới đây tuyên bố, hơn 70% các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc có trong tay trên 10 tỷ Nhân dân tệ tiền mặt và sẽ không sớm thực hiện việc giảm giá nhà.
Cùng với hai người bạn, chị Cao đã bay hơn 1.700 km từ Tứ Xuyên tới Hải Khẩu tìm mua căn hộ để có nhà ở cho cậu con trai nhỏ muốn xin vào học ở một trường cấp 2 danh tiếng ở đây. Nhưng thị trường nhà đất tại thành phố này đã khiến chị đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.
Những người tìm mua nhà ở Hải Khẩu như chị Cao thường hy vọng giá nhà ở đây sẽ còn tăng để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra trên thị trường nhà đất ở Mỹ và Dubai gần đây, chính quyền Hải Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhà.
Giữa tháng 1 vừa qua, các nhà chức trách tỉnh này đã tạm ngừng cấp phép xây dựng và sử dụng đất cho xây dựng cho tới cuối tháng 3 để các nhà đầu tư có thời gian cân nhắc. Chiến dịch hạ nhiệt bất động sản của Chính phủ Trung Quốc và nhiều địa phương khác đã góp phần giảm số lượng các vụ giao dịch nhà đất ở Hải Ham.
Mặc dù vậy, theo giới kinh doanh bất động sản, về trung và dài hạn, giá nhà ở Hải Nam sẽ còn tăng, bất chấp sự chững lại đôi chút ở thời điểm hiện nay.
Giá bất động sản ở Trung Quốc từng có thời gian ngắn suy giảm vào cuối năm 2008, sau khi chính phủ nước này thực hiện một số biện pháp thắt chặt, và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đi xuống. Tuy nhiên, xu thế này đã bị đảo ngược vào tháng 3/2009, khi Bắc Kinh tung ra gói kích thích kinh tế khổng lồ và có các biện pháp hỗ trợ thị trường nhà đất.
Tới nửa sau của năm 2009, giá nhà đất ở Trung Quốc đã vượt qua mức đỉnh của thời điểm trước khủng hoảng. Động lực cho sự leo thang này là sự thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu mua nhà để phòng chống sự mất giá của đồng tiền.
Những câu hỏi mà thị trường toàn cầu quan tâm ở thời điểm hiện nay là, liệu những biện pháp kiểm soát giá nhà đất mà Bắc Kinh đưa ra gần đây sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường, liệu những biện pháp đó có kìm hãm nhu cầu của Trung Quốc đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép…, và liệu các ngân hàng của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự gia tăng của các khoản nợ xấu?
Reuters dẫn một báo cáo mới đây của hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng, các nỗ lực ngăn chặn đà leo thang của giá nhà mà Bắc Kinh áp dụng sẽ ít nhiều giảm bớt sự kỳ vọng của giới đầu tư địa ốc. Tuy nhiên, nhu cầu mua nhà để ở của người dân Trung Quốc vẫn sẽ ở mức cao, đặc biệt là ở các thành phố hạng 2, hạng 3 của nước này, một phần do sự gia tăng thu nhập trong quá trình đô thị hóa.
“Thực tế hiện nay phù hợp với mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc trong việc ‘tháo hơi’ cho bong bóng địa ốc, nhưng đồng thời cũng cho thấy, nhu cầu cần thiết hướng tới sự phát triển lành mạnh trong dài hạn cho lĩnh vực bất động sản ở nước này”, Reuters dẫn báo cáo của Fitch Ratings.