Kéo dài hỗ trợ lãi suất ngắn hạn: “Tôi không tán thành”
Quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội về kế hoạch kéo dài gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn
Một “đơn thuốc” hỗ trợ lãi suất mới làm bước đệm “hạ cánh” mềm cho chính sách tín dụng thời gian tới đang được cân nhắc.
Trao đổi với VnEconomy, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền thẳng thắn nói:
- Gần đây có một số ý kiến cho rằng nên kéo dài gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% (ngắn hạn - PV), hay có người gọi là một gói kích cầu đệm, vì lo ngại doanh nghiệp bị sốc. Về vấn đề này, tôi thấy nó không phải như vậy.
Bởi vì khi Chính phủ đưa ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất này đã có định hạn cụ thể. Hỗ trợ vốn lưu động là bao nhiêu thời gian, hỗ trợ trung và dài hạn bao nhiêu thời gian… Như vậy, các doanh nghiệp đã chủ động được rồi.
Đến nay, có ý kiến cho rằng nên chuyển nguồn vốn hỗ trợ lãi suất ngắn hạn chưa tiêu hết sang tập trung vào hỗ trợ cho vay trung và dài hạn. Tôi nghĩ là đúng. Quan điểm của tôi là tán thành ý kiến ấy.
Nhưng giải ngân các khoản vay trung và dài hạn có hỗ trợ lãi suất 4% đến nay rất chậm. Theo một nguồn tin từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là vào khoảng 33 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 8/2009. Như thế có phải là chủ trương này khó phù hợp với thực tế?
Vì chính sách này mới đưa ra, nên nó ít hơn chính sách cho vay ngắn hạn là đúng.
Tôi nghĩ, bản thân doanh nghiệp cũng phải nghĩ đã vay vốn kích cầu (ngắn hạn - PV) và thoát ra khỏi khủng hoảng, thì phải nghĩ ngay đến việc tiếp tục tái cơ cấu, vay tiếp vốn trung và dài hạn để tận dụng lợi thế trong khủng hoảng, chứ không thể tiếp tục cứ vay ngắn hạn nữa.
Có nguyên nhân doanh nghiệp đang đắn đo về thị trường và tình hình thế giới, về những nguy cơ có thể còn làm tình hình xấu đi trong thời gian tới?
Trên thực tế, nhìn nền kinh tế nói chung đã có dấu hiệu phục hồi. Giai đoạn khó khăn nhất chúng ta đã vượt qua được. Doanh nghiệp nên tính toán đến những kế hoạch phát triển đã bị đình lại. Chứ không chỉ tính đến những xử lý ngắn hạn như vừa qua.
Cứ duy trì mãi hỗ trợ của Nhà nước thì theo tôi là không nên. Sợ doanh nghiệp bị sốc cho nên phải kéo dài các gói hỗ trợ thì tôi không tán thành.
Với các khoản vay hỗ trợ lãi suất, có ý kiến cho rằng nên làm rõ ai vay, vay để làm gì. Quan điểm ông về vấn đề này như thế nào?
Cái đó là quá cần thiết. Các cơ quan nhà nước phải làm rõ chính sách nào, đối tượng nào, mục đích của chính sách… phải đúng. Tránh tình trạng mục đích một đằng mà thực hiện làm một nẻo, làm cho hiệu quả của chính sách giảm đi.
Cái đó thực tế chúng ta đã và đang làm. Ngân hàng Nhà nước đang kiểm soát hướng đi của dòng tiền. Họ có cả hệ thống, cùng với các giải pháp để hướng đi của dòng tiền đúng đối tượng. Cái đấy phải làm thường xuyên.
Cho đến giờ, các báo cáo đều khẳng đình, gói kích cầu hỗ trợ lãi suất đã đi đúng đối tượng. Điều đó đã tác động trực tiếp vào tình hình kinh tế của chúng ta trong thời gian vừa qua.
Cũng còn có ý kiến cho rằng có một phần tiền doanh nghiệp vay để đảo nợ. Theo tôi, các cơ quan giám sát cũng cần phải xem xét, rà soát lại.
Vậy gói kích cầu hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đã hoàn thành sứ mạng của nó, đưa nền kinh tế đi theo đúng kịch bản chúng ta mong muốn?
Cho đến lúc này tôi có thể khẳng định chúng ta đang tiến theo tiến trình ấy. Lấy ví dụ như tốc độ tăng trưởng, chúng ta đưa ra là khoảng 5% và cho đến giờ có thể nói rằng tốc độ đó là có thể đạt được.
Trao đổi với VnEconomy, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền thẳng thắn nói:
- Gần đây có một số ý kiến cho rằng nên kéo dài gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% (ngắn hạn - PV), hay có người gọi là một gói kích cầu đệm, vì lo ngại doanh nghiệp bị sốc. Về vấn đề này, tôi thấy nó không phải như vậy.
Bởi vì khi Chính phủ đưa ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất này đã có định hạn cụ thể. Hỗ trợ vốn lưu động là bao nhiêu thời gian, hỗ trợ trung và dài hạn bao nhiêu thời gian… Như vậy, các doanh nghiệp đã chủ động được rồi.
Đến nay, có ý kiến cho rằng nên chuyển nguồn vốn hỗ trợ lãi suất ngắn hạn chưa tiêu hết sang tập trung vào hỗ trợ cho vay trung và dài hạn. Tôi nghĩ là đúng. Quan điểm của tôi là tán thành ý kiến ấy.
Nhưng giải ngân các khoản vay trung và dài hạn có hỗ trợ lãi suất 4% đến nay rất chậm. Theo một nguồn tin từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là vào khoảng 33 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 8/2009. Như thế có phải là chủ trương này khó phù hợp với thực tế?
Vì chính sách này mới đưa ra, nên nó ít hơn chính sách cho vay ngắn hạn là đúng.
Tôi nghĩ, bản thân doanh nghiệp cũng phải nghĩ đã vay vốn kích cầu (ngắn hạn - PV) và thoát ra khỏi khủng hoảng, thì phải nghĩ ngay đến việc tiếp tục tái cơ cấu, vay tiếp vốn trung và dài hạn để tận dụng lợi thế trong khủng hoảng, chứ không thể tiếp tục cứ vay ngắn hạn nữa.
Có nguyên nhân doanh nghiệp đang đắn đo về thị trường và tình hình thế giới, về những nguy cơ có thể còn làm tình hình xấu đi trong thời gian tới?
Trên thực tế, nhìn nền kinh tế nói chung đã có dấu hiệu phục hồi. Giai đoạn khó khăn nhất chúng ta đã vượt qua được. Doanh nghiệp nên tính toán đến những kế hoạch phát triển đã bị đình lại. Chứ không chỉ tính đến những xử lý ngắn hạn như vừa qua.
Cứ duy trì mãi hỗ trợ của Nhà nước thì theo tôi là không nên. Sợ doanh nghiệp bị sốc cho nên phải kéo dài các gói hỗ trợ thì tôi không tán thành.
Với các khoản vay hỗ trợ lãi suất, có ý kiến cho rằng nên làm rõ ai vay, vay để làm gì. Quan điểm ông về vấn đề này như thế nào?
Cái đó là quá cần thiết. Các cơ quan nhà nước phải làm rõ chính sách nào, đối tượng nào, mục đích của chính sách… phải đúng. Tránh tình trạng mục đích một đằng mà thực hiện làm một nẻo, làm cho hiệu quả của chính sách giảm đi.
Cái đó thực tế chúng ta đã và đang làm. Ngân hàng Nhà nước đang kiểm soát hướng đi của dòng tiền. Họ có cả hệ thống, cùng với các giải pháp để hướng đi của dòng tiền đúng đối tượng. Cái đấy phải làm thường xuyên.
Cho đến giờ, các báo cáo đều khẳng đình, gói kích cầu hỗ trợ lãi suất đã đi đúng đối tượng. Điều đó đã tác động trực tiếp vào tình hình kinh tế của chúng ta trong thời gian vừa qua.
Cũng còn có ý kiến cho rằng có một phần tiền doanh nghiệp vay để đảo nợ. Theo tôi, các cơ quan giám sát cũng cần phải xem xét, rà soát lại.
Vậy gói kích cầu hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đã hoàn thành sứ mạng của nó, đưa nền kinh tế đi theo đúng kịch bản chúng ta mong muốn?
Cho đến lúc này tôi có thể khẳng định chúng ta đang tiến theo tiến trình ấy. Lấy ví dụ như tốc độ tăng trưởng, chúng ta đưa ra là khoảng 5% và cho đến giờ có thể nói rằng tốc độ đó là có thể đạt được.