“Không nên hạn chế cho vay kinh doanh chứng khoán”
Nhiều đại biểu cho rằng nên cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay kinh doanh cổ phiếu
Chiều 11/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Một số nội dung cụ thể về phạm vi hoạt động, quản trị điều hành bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng… đã được các đại biểu tập trung thảo luận và còn có nhiều loại ý kiến khác nhau.
Mặc dù nhìn nhận đây là luật chuyên ngành và tự nhận “không phải chuyên gia, không am tường lắm”, song nhiều ý kiến đã chỉ ra không ít thiếu sót, bất cập của dự luật.
Riêng với quy định ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, nhiều ý kiến nhất trí với quan điểm của Ủy ban Kinh tế tại báo cáo thẩm tra, đó là nên cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.
Liên quan đến quản trị, điều hành, đại biểu Nguyễn Văn Thuận không tán thành các ngân hàng có vốn Nhà nước có hội đồng quản trị. Vì “chỉ là thêm cơ cấu để chia tiền”, còn thực chất hội đồng quản trị và ban kiểm sát thì chả có tác dụng gì.
Đại biểu Lê Văn Cuông thì lại cho rằng “cái hồn” của luật này là ở chỗ phải tổ chức quản lý chặt chẽ và có chế tài trách nhiệm cá nhân. Theo đại biểu Cuông vẫn cần hội đồng quản trị và ban kiểm sát.
Còn theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi và một số đại biểu khác, thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải có bằng đại học về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh như dự thảo luật. Vì hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng cũng cần những thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực khác như nông nghiệp, thương mại…
Về phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng, một số đại biểu đề nghị quy định tổ chức tín dụng chỉ được kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép. Một số ý kiến khác đề nghị quy định tổ chức tín dụng được kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Đại biểu Nguyễn Tiến Quân chỉ ra khiếm khuyết lớn của dự luật là tín dụng hợp tác xã gần như bị "bó" lại cả về tổ chức và hoạt động, khó có điều kiện để phát triển. Trong khi việc bảo đảm tín dụng cho dân phải có nhiều con đường khác nhau chứ ngân hàng không thể ôm hết được.
Từ góc nhìn khác, liên hệ với việc sửa luật Ngân hàng, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng băn khoăn khi Ngân hàng Nhà nước giống như “siêu bộ” vì đây là cơ quan ngang bộ, đồng thời có chức năng dự trữ quốc gia và vẫn là doanh nghiệp. "Cần phải nghiên cứu kỹ hơn, có những thẩm quyền không nên giao cho Ngân hàng Nhà nước", đại biểu Hùng đề nghị.
Một số nội dung cụ thể về phạm vi hoạt động, quản trị điều hành bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng… đã được các đại biểu tập trung thảo luận và còn có nhiều loại ý kiến khác nhau.
Mặc dù nhìn nhận đây là luật chuyên ngành và tự nhận “không phải chuyên gia, không am tường lắm”, song nhiều ý kiến đã chỉ ra không ít thiếu sót, bất cập của dự luật.
Riêng với quy định ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, nhiều ý kiến nhất trí với quan điểm của Ủy ban Kinh tế tại báo cáo thẩm tra, đó là nên cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.
Liên quan đến quản trị, điều hành, đại biểu Nguyễn Văn Thuận không tán thành các ngân hàng có vốn Nhà nước có hội đồng quản trị. Vì “chỉ là thêm cơ cấu để chia tiền”, còn thực chất hội đồng quản trị và ban kiểm sát thì chả có tác dụng gì.
Đại biểu Lê Văn Cuông thì lại cho rằng “cái hồn” của luật này là ở chỗ phải tổ chức quản lý chặt chẽ và có chế tài trách nhiệm cá nhân. Theo đại biểu Cuông vẫn cần hội đồng quản trị và ban kiểm sát.
Còn theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi và một số đại biểu khác, thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải có bằng đại học về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh như dự thảo luật. Vì hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng cũng cần những thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực khác như nông nghiệp, thương mại…
Về phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng, một số đại biểu đề nghị quy định tổ chức tín dụng chỉ được kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép. Một số ý kiến khác đề nghị quy định tổ chức tín dụng được kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Đại biểu Nguyễn Tiến Quân chỉ ra khiếm khuyết lớn của dự luật là tín dụng hợp tác xã gần như bị "bó" lại cả về tổ chức và hoạt động, khó có điều kiện để phát triển. Trong khi việc bảo đảm tín dụng cho dân phải có nhiều con đường khác nhau chứ ngân hàng không thể ôm hết được.
Từ góc nhìn khác, liên hệ với việc sửa luật Ngân hàng, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng băn khoăn khi Ngân hàng Nhà nước giống như “siêu bộ” vì đây là cơ quan ngang bộ, đồng thời có chức năng dự trữ quốc gia và vẫn là doanh nghiệp. "Cần phải nghiên cứu kỹ hơn, có những thẩm quyền không nên giao cho Ngân hàng Nhà nước", đại biểu Hùng đề nghị.