Khúc mắc chuyện thuế tiêu thụ đặc biệt
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nhận được rất nhiều phản hồi, đặc biệt từ phía doanh nghiệp
Sau gần 9 năm được thực thi, bên cạnh những mặt tích cực, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã cho thấy một số điểm hạn chế, bất cập về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế, mức thuế suất chưa thỏa đáng, hình thức văn bản chưa tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng luật.
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Chính phủ lấy ý kiến đã nhận được rất nhiều phản hồi, đặc biệt từ phía doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo vẫn thiếu tiêu chí trong việc quy định về đối tượng chịu thuế, một số thay đổi về cách tính thuế, mức thuế suất đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.
Ôtô kêu khó
Theo luật hiện hành, mặt hàng ôtô chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo 3 mức: 50% cho loại dưới 5 chỗ ngồi ; 30% cho loại từ 6-15 chỗ ngồi và 15% cho loại từ 16-24 chỗ ngồi.
Dự thảo luật sửa đổi lại chia ôtô thành 4 loại. Theo đó, loại dưới 10 chỗ ngồi chịu mức thuế suất 50-70%, tùy theo dung tích; loại 10-16 chỗ ngồi và loại 16-24 chỗ ngồi giữ nguyên mức thuế suất lần lượt là 30% và 15%. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định riêng cho xe ôtô thiết kế vừa chở người vừa chở hàng chịu mức thuế suất 15%.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, một chuyên gia về thuế và đã có nhiều năm tham gia công tác nghiên cứu và soạn thảo các luật thuế, việc phân biệt thêm thuế suất đối với dung tích xi lanh và năng lượng sử dụng là hợp lý.
Tuy nhiên, điều làm nhiều người băn khoăn là quy định bãi bỏ phân biệt giữa xe 5 chỗ và xe từ 6-15 chỗ ngồi. "Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, loại xe 4 chỗ vẫn cần phải đánh thuế cao hơn, nếu làm thế này, người ta sẽ chuyển sang hầu hết sản xuất xe 4 chỗ ngồi nhiều hơn, vì vậy cần cân nhắc là thay đổi lại cách phân chia hay để nguyên như cũ đối với hai loại xe này", bà Cúc nói.
Đồng tình với ý kiến này của bà Cúc, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng nêu quan điểm, Chính phủ áp dụng một số biện pháp khẩn cấp để giảm nhập siêu nhưng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn cần những chính sách có tính dài hơi, vì vậy cần khuyến khích phát triển.
Điều hòa kêu oan
Đối với mặt hàng này, luật thuế hiện hành quy định điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ là nhằm vào các đối tượng sử dụng điều hòa nhiệt độ trong gia đình, khách sạn, nhà hàng, văn phòng...
Tuy nhiên, do trong luật chỉ quy định chung điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên khi thực hiện có sự chưa rõ ràng và nhất quán trong việc thu hay không thu đối với một số loại điều hòa có công suất dưới 90.000 BTU sử dụng để lắp trên các phương tiện vận tải như ô tô, tàu hỏa, tàu biển.
Trên thực tế, các loại điều hòa này được coi là tư liệu sản xuất, nếu thu thuế tiêu thụ đặc biệt là không hợp lý.Trong khi đó, ông Trần Quang Hùng, đại diện Hiệp hội Hàng điện tử Việt Nam cho rằng không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hàng hóa này.
Bởi vì, cách đây 10 năm, khi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời, điều hòa nhiệt độ đúng là loại hàng hóa xa xỉ, vừa đắt vừa tốn nhiều điện. Nhưng hiện nay, loại hàng hóa này đã trở nên quá phổ biến, đại chúng.
Vì vậy, không nên xếp vào mặt hàng chịu thuế này. Điều hòa nhiệt độ có công suất 18.000 BTU trở xuống được dùng cho gia đình, một đồ dùng rất bình dân nếu bị đánh thuế thì "oan" quá, ông Hùng nói.
Bia không chịu phận
Luật hiện hành quy định bia chai, bia lon chịu thuế suất 75%; bia hơi, bia tươi chịu thuế suất 40%. Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với bia hơi thấp hơn bia chai, bia lon đã được duy trì trong nhiều năm qua. Quy định này là phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và điều kiện thu nhập của dân cư trong những năm trước đây.
Từ năm 2006 đến nay, thuế suất đối với bia hơi tăng dần theo lộ trình. Quy định này một mặt thể hiện việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bia hơi, nhất là các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ có thêm thời gian sắp xếp, tổ chức lại sản xuất để tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và chuẩn bị tốt hơn khi gia nhập "sân chơi chung", bình đẳng với các doanh nghiệp khác và các sản phẩm bia khác.
Vì vậy, dự thảo sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sửa đổi một số quy định về cách tính thuế đối với mặt hàng bia. Theo đó, thuế suất bia hơi được nâng từ 40% lên 50%; thuế bia lon, bia chai áp dụng mức 50% và không được trừ vỏ bao bì khi tính thuế.
Tuy nhiên, cách tính thuế theo dự thảo gây nhiều ý kiến lo ngại trong cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất bia. Ông Lê Văn Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bia Á Châu cho biết, trong năm 2008, các doanh nghiệp sản xuất bia đều gặp khó khăn vì các loại nguyên liệu sản xuất bia, malt đã tăng hơn 300%, hoa houblon tăng hơn 700%, vì vậy, nếu tăng thuế, nhiều doanh nghiệp sản xuất bia sẽ khốn đốn.
Vì xem bia hơi là một mặt hàng bình dân, đặc biệt phục vụ cho nhu cầu của người lao động, nên việc tiếp tục xếp bia hơi vào diện đối tượng chịu thuế khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Nhiều doanh nghiệp lên tiếng yêu cầu đổi tên bia hơi thành "nước giải khát hương bia" với thuế suất từ 5% đến 8%.
Tuy nhiên, phương án này hoàn toàn không khả thi vì khi gia nhập WTO, cách thức quy định tên gọi hàng hóa như vậy sẽ không được chấp nhận.
Cách tính thuế không trừ vỏ bao bì cũng dẫn đến sự không công bằng đối với hai mặt hàng là bia hộp và bia chai. "Thực tế, chỉ có bia hộp phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vỏ hộp, dẫn đến thuế suất 1 lít bia hộp bằng 150% thuế suất 1 lít bia chai, trong khi, bia hộp, bia chai là cùng 1 mẻ bia, từ một nồi nấu bia chiết ra", ông Vương Đỗ Hải, Tổng giám đốc Liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á phân tích.
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Chính phủ lấy ý kiến đã nhận được rất nhiều phản hồi, đặc biệt từ phía doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo vẫn thiếu tiêu chí trong việc quy định về đối tượng chịu thuế, một số thay đổi về cách tính thuế, mức thuế suất đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.
Ôtô kêu khó
Theo luật hiện hành, mặt hàng ôtô chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo 3 mức: 50% cho loại dưới 5 chỗ ngồi ; 30% cho loại từ 6-15 chỗ ngồi và 15% cho loại từ 16-24 chỗ ngồi.
Dự thảo luật sửa đổi lại chia ôtô thành 4 loại. Theo đó, loại dưới 10 chỗ ngồi chịu mức thuế suất 50-70%, tùy theo dung tích; loại 10-16 chỗ ngồi và loại 16-24 chỗ ngồi giữ nguyên mức thuế suất lần lượt là 30% và 15%. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định riêng cho xe ôtô thiết kế vừa chở người vừa chở hàng chịu mức thuế suất 15%.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, một chuyên gia về thuế và đã có nhiều năm tham gia công tác nghiên cứu và soạn thảo các luật thuế, việc phân biệt thêm thuế suất đối với dung tích xi lanh và năng lượng sử dụng là hợp lý.
Tuy nhiên, điều làm nhiều người băn khoăn là quy định bãi bỏ phân biệt giữa xe 5 chỗ và xe từ 6-15 chỗ ngồi. "Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, loại xe 4 chỗ vẫn cần phải đánh thuế cao hơn, nếu làm thế này, người ta sẽ chuyển sang hầu hết sản xuất xe 4 chỗ ngồi nhiều hơn, vì vậy cần cân nhắc là thay đổi lại cách phân chia hay để nguyên như cũ đối với hai loại xe này", bà Cúc nói.
Đồng tình với ý kiến này của bà Cúc, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng nêu quan điểm, Chính phủ áp dụng một số biện pháp khẩn cấp để giảm nhập siêu nhưng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn cần những chính sách có tính dài hơi, vì vậy cần khuyến khích phát triển.
Điều hòa kêu oan
Đối với mặt hàng này, luật thuế hiện hành quy định điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ là nhằm vào các đối tượng sử dụng điều hòa nhiệt độ trong gia đình, khách sạn, nhà hàng, văn phòng...
Tuy nhiên, do trong luật chỉ quy định chung điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên khi thực hiện có sự chưa rõ ràng và nhất quán trong việc thu hay không thu đối với một số loại điều hòa có công suất dưới 90.000 BTU sử dụng để lắp trên các phương tiện vận tải như ô tô, tàu hỏa, tàu biển.
Trên thực tế, các loại điều hòa này được coi là tư liệu sản xuất, nếu thu thuế tiêu thụ đặc biệt là không hợp lý.Trong khi đó, ông Trần Quang Hùng, đại diện Hiệp hội Hàng điện tử Việt Nam cho rằng không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hàng hóa này.
Bởi vì, cách đây 10 năm, khi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời, điều hòa nhiệt độ đúng là loại hàng hóa xa xỉ, vừa đắt vừa tốn nhiều điện. Nhưng hiện nay, loại hàng hóa này đã trở nên quá phổ biến, đại chúng.
Vì vậy, không nên xếp vào mặt hàng chịu thuế này. Điều hòa nhiệt độ có công suất 18.000 BTU trở xuống được dùng cho gia đình, một đồ dùng rất bình dân nếu bị đánh thuế thì "oan" quá, ông Hùng nói.
Bia không chịu phận
Luật hiện hành quy định bia chai, bia lon chịu thuế suất 75%; bia hơi, bia tươi chịu thuế suất 40%. Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với bia hơi thấp hơn bia chai, bia lon đã được duy trì trong nhiều năm qua. Quy định này là phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và điều kiện thu nhập của dân cư trong những năm trước đây.
Từ năm 2006 đến nay, thuế suất đối với bia hơi tăng dần theo lộ trình. Quy định này một mặt thể hiện việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bia hơi, nhất là các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ có thêm thời gian sắp xếp, tổ chức lại sản xuất để tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và chuẩn bị tốt hơn khi gia nhập "sân chơi chung", bình đẳng với các doanh nghiệp khác và các sản phẩm bia khác.
Vì vậy, dự thảo sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sửa đổi một số quy định về cách tính thuế đối với mặt hàng bia. Theo đó, thuế suất bia hơi được nâng từ 40% lên 50%; thuế bia lon, bia chai áp dụng mức 50% và không được trừ vỏ bao bì khi tính thuế.
Tuy nhiên, cách tính thuế theo dự thảo gây nhiều ý kiến lo ngại trong cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất bia. Ông Lê Văn Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bia Á Châu cho biết, trong năm 2008, các doanh nghiệp sản xuất bia đều gặp khó khăn vì các loại nguyên liệu sản xuất bia, malt đã tăng hơn 300%, hoa houblon tăng hơn 700%, vì vậy, nếu tăng thuế, nhiều doanh nghiệp sản xuất bia sẽ khốn đốn.
Vì xem bia hơi là một mặt hàng bình dân, đặc biệt phục vụ cho nhu cầu của người lao động, nên việc tiếp tục xếp bia hơi vào diện đối tượng chịu thuế khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Nhiều doanh nghiệp lên tiếng yêu cầu đổi tên bia hơi thành "nước giải khát hương bia" với thuế suất từ 5% đến 8%.
Tuy nhiên, phương án này hoàn toàn không khả thi vì khi gia nhập WTO, cách thức quy định tên gọi hàng hóa như vậy sẽ không được chấp nhận.
Cách tính thuế không trừ vỏ bao bì cũng dẫn đến sự không công bằng đối với hai mặt hàng là bia hộp và bia chai. "Thực tế, chỉ có bia hộp phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vỏ hộp, dẫn đến thuế suất 1 lít bia hộp bằng 150% thuế suất 1 lít bia chai, trong khi, bia hộp, bia chai là cùng 1 mẻ bia, từ một nồi nấu bia chiết ra", ông Vương Đỗ Hải, Tổng giám đốc Liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á phân tích.