“Tăng thuế ảnh hưởng xấu đến đầu tư lâu dài của chúng tôi”
Quan điểm của Tổng giám đốc Ford Việt Nam xung quanh chính sách thuế thời gian qua đối với ngành ôtô
Sau 2 lần điều chỉnh gần đây nhất vào tháng 3 và tháng 4 năm 2008, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đang dừng lại ở mức 83%.
Thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô dành cho xe lắp ráp trong nước cũng đã tăng hai lần, với mức tăng 5-10%/lần điều chỉnh.
Và mới đây, một quan chức của Bộ Công Thương, khi trả lời phỏng vấn báo chí, đã hé mở thông tin về khả năng có thể tiếp tục tăng thuế nhập ôtô.
Bày tỏ quan điểm về những chính sách tác động trực tiếp lên thị trường ôtô Việt Nam (cụ thể là chính sách thuế) thời gian gần đây, Tổng giám đốc Ford Việt Nam, ông Micheal Pease nói:
- Tôi đã từng làm việc tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia và bây giờ là Việt Nam, vì vậy tôi cũng có một số trải nghiệm về các thị trường này. Cơ bản, chính sách thuế của mỗi nước cần phải thích nghi hoàn toàn với nền kinh tế của nước đó. Chính sách thuế phải thích hợp với mức độ phát triển, hạ tầng cơ sở và tình hình phát triển chung.
Chính sách thuế của Việt Nam đang ở quá trình thay đổi và điều chỉnh thích hợp. Rõ ràng trong tình hình kinh tế hiện nay, Chính phủ bắt buộc phải sử dụng các biện pháp thích hợp để cải thiện nền kinh tế và đó là ưu tiên hàng đầu.
Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam có cách tiếp cận khá khôn ngoan về chính sách thuế bằng việc giám sát và điều chỉnh đồng đều cho các dòng sản phẩm, nên ở thị trường Việt Nam không có sự biến động hay chuyển hướng hẳn sang một sản phẩm nhất định.
Tuy nhiên, mức thuế đánh vào ôtô ở Việt Nam là một trong những mức cao nhất trong khu vực. Và điều băn khoăn của chúng tôi hiện nay là liệu các loại thuế, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt có tiếp tục tăng nữa hay không.
Băn khoăn đó xuất phát từ đâu, thưa ông?
Bởi vì việc tiếp tục tăng thuế có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống cung cấp và những đầu tư lâu dài của chúng tôi tại thị trường này.
Hơn nữa, về mặt ngắn hạn và trung hạn thì thuế áp dụng lên mặt hàng ôtô là khá cao. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành cũng như các chi phí của khách hàng.
Về mặt dài hạn, chúng tôi đang tích cực làm việc với Chính phủ, các cơ quan ban ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, để phát triển một lộ trình thuế thống nhất và dài hạn cho mặt hàng ôtô.
Chúng tôi hy vọng, và tin rằng Chính phủ Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm rằng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ có mức thuế thấp hơn, giúp cho nhiều người Việt Nam có khả năng mua được xe hơi hơn.
Có thông tin Việt Nam đang xem xét tới khả năng điều chỉnh thuế nhập khẩu lên cao hơn đối với ôtô. Ông bình luận thế nào về điều này?
Rất khó để tôi có thể bình luận về những dự đoán chưa chính thức về chính sách. Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản lý đã có các biện pháp rất mạnh mẽ để giảm cầu ôtô trên thị trường.
Nhưng một điều mà có thể nhiều người chưa biết là thời gian và hệ thống cung cấp để sản xuất một chiếc ôtô khá dài. Và nghĩa là các chính sách được ban hành ngày hôm nay thì chỉ thực sự có tác động hoàn toàn sau vài tháng nữa.
Ví dụ như động thái tăng thuế nhập khẩu lên 83% vào tháng 6 vừa rồi sẽ thực sự gây tác động toàn bộ lên hệ thống cung cấp, sản xuất và kinh doanh của thị trường ôtô khoảng sau 1 - 2 tháng nữa. Chính vì vậy mà tôi tin rằng nửa cuối của năm mức tăng trưởng của ngành ôtô sẽ giảm một cách đáng kể.
Rõ ràng là nếu cứ tiếp tục tăng thuế, thì cầu ôtô trên thị trường sẽ tiếp tục giảm. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty cung cấp phụ tùng, linh kiện, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp phụ tùng cho chúng tôi.
Nếu thuế cứ tiếp tục tăng, hậu quả sẽ dẫn đến việc các hãng sản xuất như chúng tôi hoặc phải cắt giảm sản xuất, hoặc phải cắt giảm nhân sự.
Vì vậy, nếu Chính phủ đang nghiên cứu để tiếp tục tăng thuế, chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của các hãng sản xuất trong ngành ôtô, cùng nhau nghiên cứu tình trạng hiện tại, những nguy cơ và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu thuế tăng.
Vậy, đâu là dự báo của ông về thị trường ôtô tại Việt Nam thời gian tới?
Trước hết tôi xin nói tổng quan về ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam, trong đó có Ford Việt Nam. Nửa cuối năm 2007 chúng ta đã chứng kiến một sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường. Sang nửa đầu 2008, sự tăng trưởng này còn nóng hơn nữa. Tất nhiên, mức tăng trưởng này là không bền vững vì nó cao hơn nhiều mức tăng trưởng kinh tế thực tế.
Khi Việt Nam gặp phải tình trạng lạm phát cao, Nhà nước bắt buộc phải áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất và giảm tính thanh khoản, thì việc mua xe hơi trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi dự kiến một sự sụt giảm lớn trong ngành trong nửa cuối 2008.
Tôi ước tính mức tăng trưởng trong toàn ngành ôtô nửa cuối 2008 chỉ bằng 50% của nửa đầu năm 2008.
Riêng với Ford Việt Nam, chúng tôi cũng có một sự tăng trưởng đáng kể trong nửa đầu năm vừa qua. Khách hàng đặt hàng nhiều hơn lượng chúng tôi có thể sản xuất để đáp ứng, vì vậy chúng tôi vẫn còn một lượng lớn các đơn đặt hàng trước mà chúng tôi sẽ phải cung cấp từ giờ đến cuối năm. Chúng tôi khá tự tin mức tăng trưởng của Ford đến cuối năm sẽ vẫn khá tốt nhờ vào lượng đơn đặt hàng trước và sự tín nhiệm của các khách hàng khác nữa.
Cho nên, tôi có thể dự đoán sự giảm sút trong lượng bán hàng của Ford không đến 50% như toàn ngành, tuy nhiên, vẫn sẽ có sự giảm sút do khó khăn chung của nền kinh tế.
Tôi cũng dự đoán năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho ngành ôtô. Ngành công nghiệp ôtô sẽ tiếp tục sụt giảm trong nửa đầu năm và ngành sẽ chỉ phục hồi dần và lấy lại mức tăng trưởng vào khoảng cuối năm 2009.
Thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô dành cho xe lắp ráp trong nước cũng đã tăng hai lần, với mức tăng 5-10%/lần điều chỉnh.
Và mới đây, một quan chức của Bộ Công Thương, khi trả lời phỏng vấn báo chí, đã hé mở thông tin về khả năng có thể tiếp tục tăng thuế nhập ôtô.
Bày tỏ quan điểm về những chính sách tác động trực tiếp lên thị trường ôtô Việt Nam (cụ thể là chính sách thuế) thời gian gần đây, Tổng giám đốc Ford Việt Nam, ông Micheal Pease nói:
- Tôi đã từng làm việc tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia và bây giờ là Việt Nam, vì vậy tôi cũng có một số trải nghiệm về các thị trường này. Cơ bản, chính sách thuế của mỗi nước cần phải thích nghi hoàn toàn với nền kinh tế của nước đó. Chính sách thuế phải thích hợp với mức độ phát triển, hạ tầng cơ sở và tình hình phát triển chung.
Chính sách thuế của Việt Nam đang ở quá trình thay đổi và điều chỉnh thích hợp. Rõ ràng trong tình hình kinh tế hiện nay, Chính phủ bắt buộc phải sử dụng các biện pháp thích hợp để cải thiện nền kinh tế và đó là ưu tiên hàng đầu.
Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam có cách tiếp cận khá khôn ngoan về chính sách thuế bằng việc giám sát và điều chỉnh đồng đều cho các dòng sản phẩm, nên ở thị trường Việt Nam không có sự biến động hay chuyển hướng hẳn sang một sản phẩm nhất định.
Tuy nhiên, mức thuế đánh vào ôtô ở Việt Nam là một trong những mức cao nhất trong khu vực. Và điều băn khoăn của chúng tôi hiện nay là liệu các loại thuế, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt có tiếp tục tăng nữa hay không.
Băn khoăn đó xuất phát từ đâu, thưa ông?
Bởi vì việc tiếp tục tăng thuế có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống cung cấp và những đầu tư lâu dài của chúng tôi tại thị trường này.
Hơn nữa, về mặt ngắn hạn và trung hạn thì thuế áp dụng lên mặt hàng ôtô là khá cao. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành cũng như các chi phí của khách hàng.
Về mặt dài hạn, chúng tôi đang tích cực làm việc với Chính phủ, các cơ quan ban ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, để phát triển một lộ trình thuế thống nhất và dài hạn cho mặt hàng ôtô.
Chúng tôi hy vọng, và tin rằng Chính phủ Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm rằng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ có mức thuế thấp hơn, giúp cho nhiều người Việt Nam có khả năng mua được xe hơi hơn.
Có thông tin Việt Nam đang xem xét tới khả năng điều chỉnh thuế nhập khẩu lên cao hơn đối với ôtô. Ông bình luận thế nào về điều này?
Rất khó để tôi có thể bình luận về những dự đoán chưa chính thức về chính sách. Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản lý đã có các biện pháp rất mạnh mẽ để giảm cầu ôtô trên thị trường.
Nhưng một điều mà có thể nhiều người chưa biết là thời gian và hệ thống cung cấp để sản xuất một chiếc ôtô khá dài. Và nghĩa là các chính sách được ban hành ngày hôm nay thì chỉ thực sự có tác động hoàn toàn sau vài tháng nữa.
Ví dụ như động thái tăng thuế nhập khẩu lên 83% vào tháng 6 vừa rồi sẽ thực sự gây tác động toàn bộ lên hệ thống cung cấp, sản xuất và kinh doanh của thị trường ôtô khoảng sau 1 - 2 tháng nữa. Chính vì vậy mà tôi tin rằng nửa cuối của năm mức tăng trưởng của ngành ôtô sẽ giảm một cách đáng kể.
Rõ ràng là nếu cứ tiếp tục tăng thuế, thì cầu ôtô trên thị trường sẽ tiếp tục giảm. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty cung cấp phụ tùng, linh kiện, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp phụ tùng cho chúng tôi.
Nếu thuế cứ tiếp tục tăng, hậu quả sẽ dẫn đến việc các hãng sản xuất như chúng tôi hoặc phải cắt giảm sản xuất, hoặc phải cắt giảm nhân sự.
Vì vậy, nếu Chính phủ đang nghiên cứu để tiếp tục tăng thuế, chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của các hãng sản xuất trong ngành ôtô, cùng nhau nghiên cứu tình trạng hiện tại, những nguy cơ và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu thuế tăng.
Vậy, đâu là dự báo của ông về thị trường ôtô tại Việt Nam thời gian tới?
Trước hết tôi xin nói tổng quan về ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam, trong đó có Ford Việt Nam. Nửa cuối năm 2007 chúng ta đã chứng kiến một sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường. Sang nửa đầu 2008, sự tăng trưởng này còn nóng hơn nữa. Tất nhiên, mức tăng trưởng này là không bền vững vì nó cao hơn nhiều mức tăng trưởng kinh tế thực tế.
Khi Việt Nam gặp phải tình trạng lạm phát cao, Nhà nước bắt buộc phải áp dụng các biện pháp thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất và giảm tính thanh khoản, thì việc mua xe hơi trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi dự kiến một sự sụt giảm lớn trong ngành trong nửa cuối 2008.
Tôi ước tính mức tăng trưởng trong toàn ngành ôtô nửa cuối 2008 chỉ bằng 50% của nửa đầu năm 2008.
Riêng với Ford Việt Nam, chúng tôi cũng có một sự tăng trưởng đáng kể trong nửa đầu năm vừa qua. Khách hàng đặt hàng nhiều hơn lượng chúng tôi có thể sản xuất để đáp ứng, vì vậy chúng tôi vẫn còn một lượng lớn các đơn đặt hàng trước mà chúng tôi sẽ phải cung cấp từ giờ đến cuối năm. Chúng tôi khá tự tin mức tăng trưởng của Ford đến cuối năm sẽ vẫn khá tốt nhờ vào lượng đơn đặt hàng trước và sự tín nhiệm của các khách hàng khác nữa.
Cho nên, tôi có thể dự đoán sự giảm sút trong lượng bán hàng của Ford không đến 50% như toàn ngành, tuy nhiên, vẫn sẽ có sự giảm sút do khó khăn chung của nền kinh tế.
Tôi cũng dự đoán năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho ngành ôtô. Ngành công nghiệp ôtô sẽ tiếp tục sụt giảm trong nửa đầu năm và ngành sẽ chỉ phục hồi dần và lấy lại mức tăng trưởng vào khoảng cuối năm 2009.