Nga “bỏ túi” 24 tỷ USD nhờ bán nhiên liệu cho Trung Quốc, Ấn Độ trong 3 tháng

Đức Anh
Chia sẻ

Kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine, Trung Quốc và Ấn Độ đã đẩy mạnh nhập khẩu nhiên liệu từ Nga...

Chi tiêu tăng mạnh nhập nhiên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ giúp Nga bù đắp doanh thu giảm do bị Mỹ và một số quốc gia khác trừng phạt do chiến tranh ở Ukraine - Ảnh: Getty Images
Chi tiêu tăng mạnh nhập nhiên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ giúp Nga bù đắp doanh thu giảm do bị Mỹ và một số quốc gia khác trừng phạt do chiến tranh ở Ukraine - Ảnh: Getty Images

Theo dữ liệu hải quan mới nhất, từ tháng 3-5, Trung Quốc đã chi 18,9 tỷ USD để mua nhiên liệu Nga, gần gấp đôi so với lượng của cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Ấn Độ chi 5,1 tỷ USD trong cùng kỳ, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng cộng, nhập khẩu năng lượng Nga của cả Trung Quốc và Ấn Độ tăng thêm hơn 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Chi tiêu tăng mạnh nhập nhiên liệu của Trung Quốc và Ấn Độ giúp Nga bù đắp doanh thu giảm do bị Mỹ và một số quốc gia khác trừng phạt nhằm phản ứng với cuộc chiế ở Ukraine. Các lệnh trừng phạt này đã đẩy giá nhiên liệu tăng vọt và khiến lạm phát tăng cao, đe dọa đẩy các nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái.

 

Hai nước này đã mua thêm một triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga vào tháng 5 so với tháng 4. Con số này tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga, giúp Moscow có khả năng thoát khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

"Trung Quốc về cơ bản đang mua mọi thứ mà Nga có thể xuất khẩu qua đường ống và các cảng ở Thái Bình Dương. Còn Ấn Độ là khách mua chính của các mặt hàng Nga mà châu Âu xa lánh", Lauri Myllyvirta, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch ở Phần Lan, nhận xét.

Ông Myllyvirta dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục thời gian tới khi Trung Quốc và Ấn Độ đẩy mạnh gom hàng trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng cao còn Nga lại giảm giá mạnh so với các giá chuẩn toàn cầu.

Trên cơ sở khối lượng, nhập khẩu của Trung Quốc tăng chậm trong tháng 6, trong khi Ấn Độ có thể có động lực để tăng cường mua hơn nữa trong những tháng tới khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) với dầu Nga có hiệu lực.

Tính riêng dầu thô, nhập khẩu dầu Nga của Trung Quốc trong tháng 6 là khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày,  bằng 15% nhu cầu dầu thô của cả nước, tương đương với khối lượng kỷ lục của tháng 5.

Trung Quốc dự kiến nhận khoảng 880.000 thùng dầu Nga/ngày thông qua hai đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) và đường ống Kazakhstan - Trung Quốc theo các thỏa thuận của chính phủ. Cả ba dự án đều bơm dầu với tốc độ tối đa.

Cùng với Ấn Độ, hai nước này đã mua thêm một triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga vào tháng 5 so với tháng 4. Con số này tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga, giúp Moscow có khả năng thoát khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nga từ lâu có quan hệ thương mại và chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh việc giảm giá mạnh, Nga cũng chấp nhận thanh toán bằng nội tệ để giữ cho dòng chảy thương mại sang các nước này tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm nay.

 

Trong lịch sử, Ấn Độ rất ít nhập dầu của Nga, nhưng cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của phương Tây đã làm cân bằng lại lại dòng chảy dầu.

Trung Quốc là nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và sở hữu các đường ống chuyên dụng dẫn dầu và khí đốt ở Siberia. Kể cả khi mức tiêu thụ năng lượng bị hạn chế trong nửa đầu năm 2022 - một phần do các biện pháp phong tỏa và hạn chế phòng dịch Covid-19 - nước này vẫn chi mạnh tay để nhập khẩu năng lượng của Nga.  

Trong khi đó, mức tăng nhập khẩu năng lượng Nga của Ấn Độ kể từ khi chiến tranh nổ ra đáng kể hơn nhiều vì nước này không có biên giới đường bộ với Nga và các cảng ở Ấn Độ thường ở vị trí quá xa để có thể vận chuyển tiết kiệm nhiên liệu. New Delhi đã chi hơn 8,8 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu và than đá từ Nga trong khoảng thời gian từ 24/2 – thời điểm Nga tấn công Ukraine – tới 30/6. Con số này nhiều hơn mức chi tiêu của Ấn Độ cho tất cả các mặt hàng của Nga trong cả năm 2021, theo một quan chức giấu tên của Bộ Thương mại Ấn Độ.

Ngoài dầu và than đá, Ấn Độ còn nhập ba chuyến hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ nhập một chuyến, theo dữ liệu theo dõi tàu biển của Bloomberg.

“Trong lịch sử, Ấn Độ rất ít nhập dầu của Nga, nhưng cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của phương Tây đã làm cân bằng lại lại dòng chảy dầu”, nhà phân tích Wei Cheong Ho của Rystad Energy, nhận xét trong một nghiên cứu công bố tháng trước.

Dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn xếp sau châu Âu về doanh số bán hàng tổng thể của Nga năm nay, lượng mua hàng của châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục giảm khi lệnh cấm nhập khẩu than và dầu có hiệu lực, và khi Moscow ngừng cung cấp khí đốt cho một số khách hàng châu Âu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con