Ngân sách 2009: Tăng thu nhưng không giảm bội chi?
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 từ 6,9% GDP xuống còn 6,5% GDP
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 từ 6,9% GDP xuống còn 6,5% GDP.
Sáng 14/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách Trung ương và số tăng bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009.
Theo tờ trình của Chính phủ, thu ngân sách Nhà nước năm 2009 đạt 442.340 tỷ đồng, vượt 13,4% (52.440 tỷ đồng) so với dự toán, tăng thêm 51.690 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Số tăng bội chi ngân sách Nhà nước dự kiến năm 2009 là 28.600 tỷ đồng được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tập trung để thu hồi ứng chi của ngân sách Trung ương cho các công trình, dự án kích thích kinh tế đã được Quốc hội cho phép thực hiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh báo cáo.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, với mức bội chi này, cân đối ngân sách Trung ương năm 2009 vẫn còn thiếu nguồn khoảng 8.760 tỷ đồng, phải xử lý tiếp trong quá trình điều hành ngân sách năm 2010 và các năm tiếp theo.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Quốc hội chỉ cho phép tăng bội chi để bù hụt thu và đảm bảo chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định.
Mặt khác, trong điều kiện an ninh tài chính chưa thực sự đảm bảo vững chắc, mức dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia ở mức cao (gần 42% GDP), dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách Nhà nước còn mỏng, thu ngân sách năm 2009 không giảm như dự kiến mà còn tăng cao, do đó cần thiết phải giảm bội chi để giảm nghĩa vụ trả nợ của ngân sách Nhà nước.
Từ đó, cơ quan thẩm tra đề nghị, sử dụng 3000 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương bù đắp số giảm thu ngân sách địa phương do chính sách miễn giảm thuế để kích thích kinh tế theo nghị quyết của Quốc hội. Và giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 từ 6,9% GDP xuống còn 6,5% GDP, tương ứng với số kinh phí khoảng 6.719 tỷ đồng.
Số còn lại (18.881 tỷ đồng) trình Quốc hội xem xét, quyết định chi xử lý các khoản ứng trước trong gói kích thích kinh tế của năm 2009 và Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phương án phân bổ cụ thể trên cơ sở tờ trình của Chính phủ.
Lo ngại về khả năng tái lạm phát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra. “Phải ưu tiên cho giảm bội chi, tăng chi trả nợ sau đó mới tăng chi đầu tư phát triển”, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải trình, sở dĩ năm 2009 Chính phủ không đề nghị giảm bội chi mà xin thu hồi vốn cho đầu tư vì đây là năm rất đặc biệt do có chính sách miễn giảm thuế. Nếu giữ nguyên bội chi là 6,9% thì những khoản nợ năm sau sẽ giảm đi, Bộ trưởng nói.
Tán thành quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền phát biểu, “nếu dùng nguồn tăng thu từ năm 2009 để giảm bội chi năm 2010 thì tốt hơn”.
Cơ bản đồng ý với các đề nghị của Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên “kết”: Quốc hội đã xem xét và chấp nhận bội chi ngân sách 6,9% thì nên giữ nguyên và phần tăng thu dồn cho đầu tư phát triển.
Phó chủ tịch cũng đề nghị Chính phủ lưu ý cập nhập thông tin đầy đủ hơn cho Quốc hội, bảo đảm trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước sát thực tế hơn. Đồng thời phải đảm bảo công khai, minh bạch trong việc ứng vốn và quan tâm hơn đến các công trình phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Sáng 14/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách Trung ương và số tăng bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009.
Theo tờ trình của Chính phủ, thu ngân sách Nhà nước năm 2009 đạt 442.340 tỷ đồng, vượt 13,4% (52.440 tỷ đồng) so với dự toán, tăng thêm 51.690 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Số tăng bội chi ngân sách Nhà nước dự kiến năm 2009 là 28.600 tỷ đồng được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tập trung để thu hồi ứng chi của ngân sách Trung ương cho các công trình, dự án kích thích kinh tế đã được Quốc hội cho phép thực hiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh báo cáo.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, với mức bội chi này, cân đối ngân sách Trung ương năm 2009 vẫn còn thiếu nguồn khoảng 8.760 tỷ đồng, phải xử lý tiếp trong quá trình điều hành ngân sách năm 2010 và các năm tiếp theo.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Quốc hội chỉ cho phép tăng bội chi để bù hụt thu và đảm bảo chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định.
Mặt khác, trong điều kiện an ninh tài chính chưa thực sự đảm bảo vững chắc, mức dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia ở mức cao (gần 42% GDP), dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách Nhà nước còn mỏng, thu ngân sách năm 2009 không giảm như dự kiến mà còn tăng cao, do đó cần thiết phải giảm bội chi để giảm nghĩa vụ trả nợ của ngân sách Nhà nước.
Từ đó, cơ quan thẩm tra đề nghị, sử dụng 3000 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương bù đắp số giảm thu ngân sách địa phương do chính sách miễn giảm thuế để kích thích kinh tế theo nghị quyết của Quốc hội. Và giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 từ 6,9% GDP xuống còn 6,5% GDP, tương ứng với số kinh phí khoảng 6.719 tỷ đồng.
Số còn lại (18.881 tỷ đồng) trình Quốc hội xem xét, quyết định chi xử lý các khoản ứng trước trong gói kích thích kinh tế của năm 2009 và Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phương án phân bổ cụ thể trên cơ sở tờ trình của Chính phủ.
Lo ngại về khả năng tái lạm phát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đồng tình với quan điểm của cơ quan thẩm tra. “Phải ưu tiên cho giảm bội chi, tăng chi trả nợ sau đó mới tăng chi đầu tư phát triển”, vị đại biểu này nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải trình, sở dĩ năm 2009 Chính phủ không đề nghị giảm bội chi mà xin thu hồi vốn cho đầu tư vì đây là năm rất đặc biệt do có chính sách miễn giảm thuế. Nếu giữ nguyên bội chi là 6,9% thì những khoản nợ năm sau sẽ giảm đi, Bộ trưởng nói.
Tán thành quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền phát biểu, “nếu dùng nguồn tăng thu từ năm 2009 để giảm bội chi năm 2010 thì tốt hơn”.
Cơ bản đồng ý với các đề nghị của Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên “kết”: Quốc hội đã xem xét và chấp nhận bội chi ngân sách 6,9% thì nên giữ nguyên và phần tăng thu dồn cho đầu tư phát triển.
Phó chủ tịch cũng đề nghị Chính phủ lưu ý cập nhập thông tin đầy đủ hơn cho Quốc hội, bảo đảm trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước sát thực tế hơn. Đồng thời phải đảm bảo công khai, minh bạch trong việc ứng vốn và quan tâm hơn đến các công trình phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.