“Ngày hội mua nhà giá gốc” chưa được cấp phép
Dù chưa có giấy phép tổ chức “ngày hội”, ngày 7/9 vừa qua, ban tổ chức đã tổ chức họp báo công bố công khai chương trình
“Ngày hội mua nhà giá gốc”, một trong
những sự kiện bất động sản được cho là ấn tượng nhất trong năm, dự kiến
sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) trong hai ngày
24 và 25/9 tới đây.
Theo thông báo của ban tổ chức (do Công ty Cổ phần Truyền thông ASEAN C&C và Công ty TNHH Giao dịch nhà giá gốc chủ trì), “ngày hội mua nhà giá gốc” lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản... với mục đích mang đến cho người dân Thủ đô cơ hội mua nhà được bán với giá đúng bằng giá của chủ đầu tư công bố.
Xét về hình thức, đây quả thực là một sự kiện đáng để người dân Thủ đô quan tâm, đặc biệt là những người đang gặp khó về nhà ở và đang tìm kiếm cho mình một căn hộ, mảnh đất “giá gốc” để ở.
Và theo như ban tổ chức công bố tại buổi họp báo ngày 7/9 vừa qua, chỉ trong vòng hơn một tuần thăm dò dư luận, đã có hơn 6.000 đơn đăng ký mua nhà giá gốc được gửi về, trong đó phần lớn là đăng ký mua căn hộ chung cư và chung cư mini.
Thế nhưng, sau khi các thông tin về “ngày hội mua nhà giá gốc” được chính thức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số cá nhân đã có ý kiến phản ánh về những việc làm của ban tổ chức cũng như những cá nhân đứng ra tổ chức ngày hội trên.
Trong đơn thư gửi đến Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan báo chí, ông Đồng Thanh Bình, một cộng sự của ông Nguyễn Trung Thành - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Truyền thông ASEAN C&C, kiêm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Giao dịch nhà giá gốc, đồng thời là trưởng ban tổ chức “ngày hội mua nhà giá gốc” - cho rằng việc tổ chức một hội chợ xúc tiến thương mại về nhà ở và thị trường bất động sản là điều nên làm và cần thiết trong tình hình thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Bình, ban tổ chức “ngày hội mua nhà giá gốc” về cơ bản chỉ là một doanh nghiệp truyền thông, nên đối với vấn đề thẩm định đâu là giá gốc, công ty này hoàn toàn không có nghiệp vụ cũng như thẩm quyền. Trong khi đó, ban tổ chức lại quảng bá rằng, “người mua sẽ nhận được thư bảo lãnh mua nhà giá gốc”.
Bên cạnh đó, ông Bình đặt câu hỏi, cũng do ban tổ chức thực chất là một doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản, không có chức năng thẩm định giá, không có chức năng kinh doanh tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, khuyến mãi..., nên nếu người dân đăng ký mua nhà giá gốc thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các bất động sản chào bán, giá gốc của sản phẩm?
Xét về hình thức lẫn pháp lý, “ngày hội mua nhà giá gốc” là một hoạt động mang tính hội chợ, triển lãm thương mại về nhà ở. Chính vì vậy, để sự kiện được diễn ra bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan thẩm quyền tại nơi sự kiện diễn ra mà cụ thể ở đây là Sở Công Thương Hà Nội.
Thế nhưng, dù chưa có giấy phép tổ chức “ngày hội”, ngày 7/9 vừa qua, ban tổ chức đã tổ chức họp báo công bố công khai chương trình.
Theo xác nhận của lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, cơ quan này có nhận được đơn xin cấp phép của Công ty ASEAN C&C, nhưng là vào ngày 8/9, tức là một ngày sau khi ban tổ chức họp báo.
Không nhưng thế, trao đổi với báo giới, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Văn Đồng cho hay, theo quy định thì các đơn vị phải nộp hồ sơ trước 30 ngày diễn ra sự kiện để cơ quan thẩm quyền thẩm duyệt rồi mới cấp phép.
Tuy nhiên, do ban tổ chức sự kiện nói trên nộp đơn vào ngày 8/9, nên tính từ lúc gửi hồ sơ đến lúc sự kiện diễn ra (dự kiến 24-25/9) là chưa đủ 30 ngày, chưa đáp ứng điều kiện thời gian theo quy định. Vì thế, đến thời điểm này, Sở Công Thương Hà Nội chưa xác nhận đăng ký sẽ xem xét, cấp giấy phép tổ chức hay không.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Phạm Quốc Bản cũng cho hay, cơ quan này có nhận được đơn thư tố cáo về việc website với tên miền ngayhoimuanhagiagoc.com chưa được cấp phép (trên thực tế, trên trang web này cũng không ghi rõ do đơn vị nào cấp phép, vào ngày, tháng nào...). Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội hứa sẽ kiểm tra sự việc trên.
Theo thông báo của ban tổ chức (do Công ty Cổ phần Truyền thông ASEAN C&C và Công ty TNHH Giao dịch nhà giá gốc chủ trì), “ngày hội mua nhà giá gốc” lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản... với mục đích mang đến cho người dân Thủ đô cơ hội mua nhà được bán với giá đúng bằng giá của chủ đầu tư công bố.
Xét về hình thức, đây quả thực là một sự kiện đáng để người dân Thủ đô quan tâm, đặc biệt là những người đang gặp khó về nhà ở và đang tìm kiếm cho mình một căn hộ, mảnh đất “giá gốc” để ở.
Và theo như ban tổ chức công bố tại buổi họp báo ngày 7/9 vừa qua, chỉ trong vòng hơn một tuần thăm dò dư luận, đã có hơn 6.000 đơn đăng ký mua nhà giá gốc được gửi về, trong đó phần lớn là đăng ký mua căn hộ chung cư và chung cư mini.
Thế nhưng, sau khi các thông tin về “ngày hội mua nhà giá gốc” được chính thức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số cá nhân đã có ý kiến phản ánh về những việc làm của ban tổ chức cũng như những cá nhân đứng ra tổ chức ngày hội trên.
Trong đơn thư gửi đến Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan báo chí, ông Đồng Thanh Bình, một cộng sự của ông Nguyễn Trung Thành - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Truyền thông ASEAN C&C, kiêm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Giao dịch nhà giá gốc, đồng thời là trưởng ban tổ chức “ngày hội mua nhà giá gốc” - cho rằng việc tổ chức một hội chợ xúc tiến thương mại về nhà ở và thị trường bất động sản là điều nên làm và cần thiết trong tình hình thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Bình, ban tổ chức “ngày hội mua nhà giá gốc” về cơ bản chỉ là một doanh nghiệp truyền thông, nên đối với vấn đề thẩm định đâu là giá gốc, công ty này hoàn toàn không có nghiệp vụ cũng như thẩm quyền. Trong khi đó, ban tổ chức lại quảng bá rằng, “người mua sẽ nhận được thư bảo lãnh mua nhà giá gốc”.
Bên cạnh đó, ông Bình đặt câu hỏi, cũng do ban tổ chức thực chất là một doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản, không có chức năng thẩm định giá, không có chức năng kinh doanh tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, khuyến mãi..., nên nếu người dân đăng ký mua nhà giá gốc thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các bất động sản chào bán, giá gốc của sản phẩm?
Xét về hình thức lẫn pháp lý, “ngày hội mua nhà giá gốc” là một hoạt động mang tính hội chợ, triển lãm thương mại về nhà ở. Chính vì vậy, để sự kiện được diễn ra bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan thẩm quyền tại nơi sự kiện diễn ra mà cụ thể ở đây là Sở Công Thương Hà Nội.
Thế nhưng, dù chưa có giấy phép tổ chức “ngày hội”, ngày 7/9 vừa qua, ban tổ chức đã tổ chức họp báo công bố công khai chương trình.
Theo xác nhận của lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, cơ quan này có nhận được đơn xin cấp phép của Công ty ASEAN C&C, nhưng là vào ngày 8/9, tức là một ngày sau khi ban tổ chức họp báo.
Không nhưng thế, trao đổi với báo giới, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Văn Đồng cho hay, theo quy định thì các đơn vị phải nộp hồ sơ trước 30 ngày diễn ra sự kiện để cơ quan thẩm quyền thẩm duyệt rồi mới cấp phép.
Tuy nhiên, do ban tổ chức sự kiện nói trên nộp đơn vào ngày 8/9, nên tính từ lúc gửi hồ sơ đến lúc sự kiện diễn ra (dự kiến 24-25/9) là chưa đủ 30 ngày, chưa đáp ứng điều kiện thời gian theo quy định. Vì thế, đến thời điểm này, Sở Công Thương Hà Nội chưa xác nhận đăng ký sẽ xem xét, cấp giấy phép tổ chức hay không.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Phạm Quốc Bản cũng cho hay, cơ quan này có nhận được đơn thư tố cáo về việc website với tên miền ngayhoimuanhagiagoc.com chưa được cấp phép (trên thực tế, trên trang web này cũng không ghi rõ do đơn vị nào cấp phép, vào ngày, tháng nào...). Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội hứa sẽ kiểm tra sự việc trên.