Nguy cơ hàng loạt “tàu ma” trong vụ Hanjin phá sản
"Thực phẩm và nước ngọt trên các con tàu đang cạn dần", một thuyền trưởng tàu Hanjin nói
Không được vào cảng, những con tàu container của hãng vận tải biển phá sản Hanjin đành vật vờ ngoài khơi.
Sau khi Hanjin nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở Seoul vào tuần trước, thì 85 con tàu đã rời bến của hãng này bỗng rơi vào một tình huống “dở khóc dở cười”. Các cảng biển ở Mỹ, châu Á và châu Âu đồng loạt từ chối cho tàu của Hanjin vào cảng vì lo những con tàu này không thanh toán được cước phí và hàng hóa của tàu có thể bị các chủ nợ bắt giữ, gây xáo trộn hoạt động của cảng.
Hanjin, hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc, có tất cả 97 tàu container, giữ một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa từ xe hơi, tới quần áo, TV và đồ chơi trong thương mại toàn cầu. Vụ phá sản của hãng này xảy ra đúng lúc ngành vận tải biển thế giới đang bận rộn chở hàng để chuẩn bị cho mùa mua sắm sôi động cuối năm.
“Tàu của chúng tôi có thể trở thành những con tàu ma. Thực phẩm và nước ngọt trên các con tàu đang cạn dần giữa lúc chúng lênh đênh ở hải phận quốc tế”, ông Kim Ho Kyung, một nhà quản lý thuộc tổ chức công đoàn của Hanjin, cho biết.
Hôm thứ Ba, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố bơm cho Hanjin 90 triệu USD vốn vay dài hạn, lãi suất thấp để giúp vực dậy hãng này. Ngoài ra, nhà chức trách cũng đang xem xét bơm thêm 90 triệu USD vốn vay lãi suất thấp nữa nếu Hanjin có tài sản thế chấp.
Trong khi đó, Bộ Hải dương và Nghề cá của Hàn Quốc ước tín Hanjin cần tới khoảng 540 triệu USD để trang trải các khoản chi phí chưa trả như tiền nhiên liệu, phí bốc dỡ container…
Về phần mình, Hanjin đã bắt đầu cung cấp thực phẩm, nước ngọt và các nhu yếu phẩm khác cho thủy thủ trên 6 con tàu của hãng đang neo đậu ở một số cảng gồm Rotterdam và Singapore. Hanjin cho biết khoảng 85 tàu của hãng đang bị từ chối tại 50 cảng ở 26 quốc gia.
Thuyền trưởng một tàu Hanjin đang ở hải phận quốc tế gần Nhật Bản nói rằng con tàu này đã được phép vào một cảng Nhật trong ngày 7/9 để dỡ hàng, nhưng được yêu cầu phải ra khỏi cảng ngay sau đó.
Vị thuyền trưởng đề nghị giấu tên này cho biết lời đề nghị xin tiếp tế thực phẩm và nước ngọt cho tàu đã bị từ chối. Ông nói cần có biện pháp để đảm bảo an toàn cho các thủy thủ, và nói thêm rằng họ không biết họ sẽ phải đợi bao lâu ngoài biển.
Trong lúc các luật sư của Hanjin đang cố gắng thực hiện thủ tục pháp lý ở 43 quốc gia để tàu của hãng không bị chủ nợ bắt giữ, một số thuyền trưởng tàu Hanjin đã lái tàu về phía Singapore, Hamburg hoặc Busan, những cảng mà họ hy vọng tàu sẽ được vào và dỡ hàng.
Mỗi tàu container của Hanjin có khoảng 24 thủy thủ và có đủ thực phẩm, nước ngọt và các mặt hàng thiết yếu khác đủ dùng trong vài tuần. Trong khi đó, một chuyến đi qua Thái Bình Dương từ Busan tới Los Angeles mất 10 ngày, còn một chuyến qua kênh đào Suez tới Rotterdam có thể mất cả tháng.
Những khó khăn mà Hanjin đang phải đối mặt cho thấy ngành vận tải biển toàn cầu đang ở trong tình trạng sức khỏe xấu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thương mại thế giới giảm sút, khiến ngành vận tải biển lao đao theo.
Toàn ngành này đã thua lỗ kể từ cuối năm 2015 và được dự báo lỗ khoảng 5 tỷ USD trong năm nay trong bối cảnh thừa tàu - theo công ty nghiên cứu Drewry Maritime Research.
Sau khi Hanjin nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở Seoul vào tuần trước, thì 85 con tàu đã rời bến của hãng này bỗng rơi vào một tình huống “dở khóc dở cười”. Các cảng biển ở Mỹ, châu Á và châu Âu đồng loạt từ chối cho tàu của Hanjin vào cảng vì lo những con tàu này không thanh toán được cước phí và hàng hóa của tàu có thể bị các chủ nợ bắt giữ, gây xáo trộn hoạt động của cảng.
Hanjin, hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc, có tất cả 97 tàu container, giữ một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các loại hàng hóa từ xe hơi, tới quần áo, TV và đồ chơi trong thương mại toàn cầu. Vụ phá sản của hãng này xảy ra đúng lúc ngành vận tải biển thế giới đang bận rộn chở hàng để chuẩn bị cho mùa mua sắm sôi động cuối năm.
“Tàu của chúng tôi có thể trở thành những con tàu ma. Thực phẩm và nước ngọt trên các con tàu đang cạn dần giữa lúc chúng lênh đênh ở hải phận quốc tế”, ông Kim Ho Kyung, một nhà quản lý thuộc tổ chức công đoàn của Hanjin, cho biết.
Hôm thứ Ba, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố bơm cho Hanjin 90 triệu USD vốn vay dài hạn, lãi suất thấp để giúp vực dậy hãng này. Ngoài ra, nhà chức trách cũng đang xem xét bơm thêm 90 triệu USD vốn vay lãi suất thấp nữa nếu Hanjin có tài sản thế chấp.
Trong khi đó, Bộ Hải dương và Nghề cá của Hàn Quốc ước tín Hanjin cần tới khoảng 540 triệu USD để trang trải các khoản chi phí chưa trả như tiền nhiên liệu, phí bốc dỡ container…
Về phần mình, Hanjin đã bắt đầu cung cấp thực phẩm, nước ngọt và các nhu yếu phẩm khác cho thủy thủ trên 6 con tàu của hãng đang neo đậu ở một số cảng gồm Rotterdam và Singapore. Hanjin cho biết khoảng 85 tàu của hãng đang bị từ chối tại 50 cảng ở 26 quốc gia.
Thuyền trưởng một tàu Hanjin đang ở hải phận quốc tế gần Nhật Bản nói rằng con tàu này đã được phép vào một cảng Nhật trong ngày 7/9 để dỡ hàng, nhưng được yêu cầu phải ra khỏi cảng ngay sau đó.
Vị thuyền trưởng đề nghị giấu tên này cho biết lời đề nghị xin tiếp tế thực phẩm và nước ngọt cho tàu đã bị từ chối. Ông nói cần có biện pháp để đảm bảo an toàn cho các thủy thủ, và nói thêm rằng họ không biết họ sẽ phải đợi bao lâu ngoài biển.
Trong lúc các luật sư của Hanjin đang cố gắng thực hiện thủ tục pháp lý ở 43 quốc gia để tàu của hãng không bị chủ nợ bắt giữ, một số thuyền trưởng tàu Hanjin đã lái tàu về phía Singapore, Hamburg hoặc Busan, những cảng mà họ hy vọng tàu sẽ được vào và dỡ hàng.
Mỗi tàu container của Hanjin có khoảng 24 thủy thủ và có đủ thực phẩm, nước ngọt và các mặt hàng thiết yếu khác đủ dùng trong vài tuần. Trong khi đó, một chuyến đi qua Thái Bình Dương từ Busan tới Los Angeles mất 10 ngày, còn một chuyến qua kênh đào Suez tới Rotterdam có thể mất cả tháng.
Những khó khăn mà Hanjin đang phải đối mặt cho thấy ngành vận tải biển toàn cầu đang ở trong tình trạng sức khỏe xấu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thương mại thế giới giảm sút, khiến ngành vận tải biển lao đao theo.
Toàn ngành này đã thua lỗ kể từ cuối năm 2015 và được dự báo lỗ khoảng 5 tỷ USD trong năm nay trong bối cảnh thừa tàu - theo công ty nghiên cứu Drewry Maritime Research.