Nhật tuyên bố tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng Yên sụt xuống mức thấp nhất 24 năm

Ngọc Trang
Chia sẻ

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) khẳng định cần phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững và ổn định, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch...

Ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - Ảnh: Bloomberg
Ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - Ảnh: Bloomberg

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ở Washington (Mỹ) ngày 12/10, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda khẳng định Tokyo sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.

Ông Kuroda cho biết nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19 và vẫn chưa đạt được tốc độ lạm phát ổn định.

“Cần phải tăng lương nhiều hơn nữa để đạt mục tiêu ổn định giá cả của Nhật Bản”, ông Kuroda phát biểu tại cuộc họp. “BOJ cần tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát đó và hỗ trợ phục hồi kinh tế”.

Sau tuyên bố của Thống đốc BOJ, đồng Yên Nhật đã sụt giá xuống mức thấp nhất trong 24 năm trở lại đây, làm dấy lên câu hỏi rằng liệu các nhà chức trách Nhật Bản liệu có can thiệp một lần nữa để tăng giá đồng nội địa hay không.

Tỷ giá Yên/USD đã giảm xuống mức 146,86 Yên đổi một USD ngày 12/10, vượt qua mốc thấp kỷ lục trước đó. Hồi tháng 9 vừa qua, khi tỷ giá rơi xuống mức 145,9 Yên đổi 1 USD, BOJ đã phải can thiệp với việc bơm gần 20 tỷ USD để mua vào đồng nội tệ. Đây là động thái can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 1998.

Tỷ giá USD/Yên đã vượt qua mốc khiến BOJ phải can thiệp hồi tháng 9. Đây là lần can thiệp đầu tiên kể từ năm 1998 - Nguồn: Bloomberg
Tỷ giá USD/Yên đã vượt qua mốc khiến BOJ phải can thiệp hồi tháng 9. Đây là lần can thiệp đầu tiên kể từ năm 1998 - Nguồn: Bloomberg

Trong bài phát biểu của mình, ông Kuroda nhắc lại lập trường về tình hình lạm phát, cho rằng tình hình ở Nhật khác so với tại Mỹ và các nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro zone).

"Chúng tôi phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững và ổn định. Nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch nên chúng tôi phải tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế", ông Kuroda khẳng định.

Ông Kuroda cũng thừa nhận rằng dù một số lĩnh vực của nền kinh tế Nhật Bản đang phải chịu tác động của việc đồng Yếu suy yếu, nhưng nhìn chung, sự sụt giá của đồng nội tệ có thể đã mang lại tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô.

Thống đốc BOJ cũng nhấn mạnh lập trường cho rằng sự can thiệp của ngân hàng trung ương là hoàn toàn phù hợp và BOJ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tác động của tỷ giá đồng nội tệ đến nền kinh tế.

Dù toàn cầu đang diễn ra làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, hầu hết những người theo dõi BOJ đều dự báo ông Kuroda sẽ không có bất kỳ thay đổi nào theo hướng thắt chặt trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 4/2023.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki khẳng định không thay đổi lập trường về việc sẽ thực hiện các bước đi phù hợp nếu đồng Yên có những diễn biến xấu quá mức. Tuyên bố này khẳng định mối quan tâm lớn nhất của họ là mức độ biến động chứ không tỷ giá của đồng nội tệ. 

BOJ là một trong số ít ngân hàng trung ương trên toàn cầu, và duy nhất trong số các nền kinh tế phát triển, vẫn duy trì lãi suất ở mức thấp trong khi phần lớn các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang tăng lãi suất mạnh tay để chống lạm phát và theo kịp tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Mỹ).

Theo các nhà phân tích, phát biểu của ông Kuroda một lần nữa cho thấy ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ chưa từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng của mình trong tương lai gần. Điều này làm gia tăng khác biệt về chính sách giữa BOJ và Fed.

Thị trường đang dự báo rằng từ nay đến quý đầu năm 2023, Fed sẽ tăng lãi suất thêm ít nhất 1,5 điểm phần trăm nữa. Và điều này có thể khiến cho đồng Yên tiếp tục lao dốc, đặc biệt là khi các chiến lược gia dự báo đồng USD sẽ tăng giá mạnh do  hiệu ứng từ việc Fed duy trì lập trường cứng rắn với cuộc chiến chống lạm phát.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con