Những pha “tiền hậu bất nhất” của Tổng thống Philippines
Việc giải mã những phát biểu không thể lường trước của ông là một thách thức
Cho dù mục đích của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là gây sốc, gây cảm hứng hay đơn giản chỉ là đùa, việc giải mã những phát biểu không thể lường trước của ông là một thách thức - hãng tin Bloomberg nhận định.
Không những vậy, ông Duterte còn thường xuyên đính chính về những gì mà ông đã nói ra.
Dưới đây là một số pha “tiền hậu bất nhất” của Tổng thống Duterte kể từ khi ông nhậm chức hôm 30/6 mà Bloomberg điểm qua:
Về đánh bạc
Trong cuộc họp nội các đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Duterte ra lệnh cấm hoạt động đánh bạc trên mạng ở Philippines. Sau đó, nhà chức trách Philippines quyết định không gia hạn hợp đồng cho PhilWeb, một công ty hàng đầu về các trò đánh bạc trên máy ở nước này.
Nhưng đến hôm 24/8, ông Duterte nói Philippines sẽ cho phép nối lại hoạt động đánh bạc trên mạng, miễn là các nhà cung cấp dịch vụ đóng thuế đầy đủ và các máy đánh bạc được đặt xa khỏi trường học và nhà thờ.
Về rút khỏi Liên hiệp quốc
Trong một cuộc họp báo tổ chức lúc 3h sáng ngày 21/8, ông Duterte tuyên bố ông có thể rút Philippines khỏi Liên hiệp quốc, sau khi chuyên gia về nhân quyền của tổ chức này chỉ trích chiến dịch chống ma túy của ông. “Hãy để chúng tôi ra khỏi tổ chức của các ông đi. Các ông chẳng làm được việc gì cả”, vị Tổng thống 71 tuổi nói.
Nhưng ngay ngày hôm sau, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói Philippines vẫn cam kết ở lại với Liên hiệp quốc.
“Các bạn không thể nói đùa được sao?” ông Duterte nói khi được phóng viên hỏi về vấn đề rút Philippines khỏi Liên hiệp quốc hôm 23/8.
Về vấn đề biển Đông
Sau khi Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện biển Đông, ông Duterte ban đầu phản ứng bằng cách thề cứng rắn với Trung Quốc.
Hôm 23/8, ông bất ngờ tuyên bố muốn đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông trong vòng một năm tới. Bất ngờ, hơn, chỉ một ngày sau, ông Duterte cảnh báo Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ của Philippines, nếu không “sẽ có đổ máu”.
Dự kiến, ông Duterte sẽ gặp các quan chức cấp cao của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Lào vào ngày 5/9.
Về các công ty khai mỏ
Đầu tháng 8, khi nói về chủ đề kiểm soát hoạt động khai mỏ, ông Duterte nói với các công ty khai mỏ của Philippines - quốc gia cung cấp lượng nickel lớn nhất thế giới - rằng nước này có thể sống mà không cần tới họ. “Các ông phải vâng lời, hoặc là chúng tôi sẽ sống mà không cần các ông”, Duterte nói.
Chỉ 3 ngày sau, trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Duterte lại thay đổi ý kiến. Ông ngỏ ý sẽ tiếp tục cấp phép cho các công ty khai mỏ, nhưng nhấn mạnh rằng sẽ có hạn chế đối với hoạt động của các công ty này.
Về nhóm nổi dậy Hồi giáo Abu Sayyaf
“Các bạn chưa bao giờ nghe thấy tôi gọi họ là những tên tội phạm cả”, ông Duterte nói hôm 8/7 về nhóm nổi dậy Hồi giáo Abu Sayyaf, một nhóm hoạt động ở phía Tây Nam Philippines. Dù nhóm này có một lịch sử các cuộc đánh bom, tra tấn, và ám sát, ông Duterte nói Abu Sayyaf bị “đẩy tới chỗ tuyệt vọng” bởi những lời hứa suông của các chính phủ tiền nhiệm.
Đến cuối tháng 7, Duterte gọi Abu Sayyaf là “kẻ thù cần phải bị tiêu diệt”. Tuần trước, ông nhắc lại về việc cần triệt hạ nhóm này. “Hãy tìm chúng ở hang ổ của chúng và tiêu diệt chúng, bọn Ab Sayyaf”, ông nói.
Về việc sẽ sống ở đâu
Trước khi nhậm chức Tổng thống Philippines, ông Duterte tuyên bố ông sẽ đi máy bay thương mại hàng ngày vào buổi sáng từ nhà riêng ở Davao để tới thủ đô Manila làm việc, rồi quay trở về nhà vào buổi tối. “Giường của tôi ở đây. Phòng của tôi ở đây. Nhà tôi là nơi tôi cảm thấy thỏa mái nhất. Điều quan trọng là tôi phải ngủ được và được tắm táp thoải mái”, ông Duterte nói hồi cuối tháng 5.
Đến đầu tháng 7, ông Duterte tuyên bố sẽ sống tại dinh tổng thống Philippines, dinh Manacalang, giống như người tiền nhiệm Benigno Aquino.
Về chống biến đổi khí hậu
Vào giữa tháng 7, ông Duterte tuyên bố chính quyền của ông sẽ không tôn trọng thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, thỏa thuận mà Philippines cùng khoảng 200 quốc gia khác đã nhất trí vào tháng 12 năm ngoái. Ông nói rằng Philippines còn chưa công nghiệp hóa đầy đủ và các đòi hỏi của nước này có sự khác biệt so với các nước khác.
Vài ngày sau, Duterte thay đổi quan điểm, nói rằng Philippines sẵn sàng đàm phán về việc ký thỏa thuận Paris nếu thỏa thuận này xét đến các kế hoạch kinh tế của ông.
Không những vậy, ông Duterte còn thường xuyên đính chính về những gì mà ông đã nói ra.
Dưới đây là một số pha “tiền hậu bất nhất” của Tổng thống Duterte kể từ khi ông nhậm chức hôm 30/6 mà Bloomberg điểm qua:
Về đánh bạc
Trong cuộc họp nội các đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Duterte ra lệnh cấm hoạt động đánh bạc trên mạng ở Philippines. Sau đó, nhà chức trách Philippines quyết định không gia hạn hợp đồng cho PhilWeb, một công ty hàng đầu về các trò đánh bạc trên máy ở nước này.
Nhưng đến hôm 24/8, ông Duterte nói Philippines sẽ cho phép nối lại hoạt động đánh bạc trên mạng, miễn là các nhà cung cấp dịch vụ đóng thuế đầy đủ và các máy đánh bạc được đặt xa khỏi trường học và nhà thờ.
Về rút khỏi Liên hiệp quốc
Trong một cuộc họp báo tổ chức lúc 3h sáng ngày 21/8, ông Duterte tuyên bố ông có thể rút Philippines khỏi Liên hiệp quốc, sau khi chuyên gia về nhân quyền của tổ chức này chỉ trích chiến dịch chống ma túy của ông. “Hãy để chúng tôi ra khỏi tổ chức của các ông đi. Các ông chẳng làm được việc gì cả”, vị Tổng thống 71 tuổi nói.
Nhưng ngay ngày hôm sau, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói Philippines vẫn cam kết ở lại với Liên hiệp quốc.
“Các bạn không thể nói đùa được sao?” ông Duterte nói khi được phóng viên hỏi về vấn đề rút Philippines khỏi Liên hiệp quốc hôm 23/8.
Về vấn đề biển Đông
Sau khi Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện biển Đông, ông Duterte ban đầu phản ứng bằng cách thề cứng rắn với Trung Quốc.
Hôm 23/8, ông bất ngờ tuyên bố muốn đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông trong vòng một năm tới. Bất ngờ, hơn, chỉ một ngày sau, ông Duterte cảnh báo Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ của Philippines, nếu không “sẽ có đổ máu”.
Dự kiến, ông Duterte sẽ gặp các quan chức cấp cao của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Lào vào ngày 5/9.
Về các công ty khai mỏ
Đầu tháng 8, khi nói về chủ đề kiểm soát hoạt động khai mỏ, ông Duterte nói với các công ty khai mỏ của Philippines - quốc gia cung cấp lượng nickel lớn nhất thế giới - rằng nước này có thể sống mà không cần tới họ. “Các ông phải vâng lời, hoặc là chúng tôi sẽ sống mà không cần các ông”, Duterte nói.
Chỉ 3 ngày sau, trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Duterte lại thay đổi ý kiến. Ông ngỏ ý sẽ tiếp tục cấp phép cho các công ty khai mỏ, nhưng nhấn mạnh rằng sẽ có hạn chế đối với hoạt động của các công ty này.
Về nhóm nổi dậy Hồi giáo Abu Sayyaf
“Các bạn chưa bao giờ nghe thấy tôi gọi họ là những tên tội phạm cả”, ông Duterte nói hôm 8/7 về nhóm nổi dậy Hồi giáo Abu Sayyaf, một nhóm hoạt động ở phía Tây Nam Philippines. Dù nhóm này có một lịch sử các cuộc đánh bom, tra tấn, và ám sát, ông Duterte nói Abu Sayyaf bị “đẩy tới chỗ tuyệt vọng” bởi những lời hứa suông của các chính phủ tiền nhiệm.
Đến cuối tháng 7, Duterte gọi Abu Sayyaf là “kẻ thù cần phải bị tiêu diệt”. Tuần trước, ông nhắc lại về việc cần triệt hạ nhóm này. “Hãy tìm chúng ở hang ổ của chúng và tiêu diệt chúng, bọn Ab Sayyaf”, ông nói.
Về việc sẽ sống ở đâu
Trước khi nhậm chức Tổng thống Philippines, ông Duterte tuyên bố ông sẽ đi máy bay thương mại hàng ngày vào buổi sáng từ nhà riêng ở Davao để tới thủ đô Manila làm việc, rồi quay trở về nhà vào buổi tối. “Giường của tôi ở đây. Phòng của tôi ở đây. Nhà tôi là nơi tôi cảm thấy thỏa mái nhất. Điều quan trọng là tôi phải ngủ được và được tắm táp thoải mái”, ông Duterte nói hồi cuối tháng 5.
Đến đầu tháng 7, ông Duterte tuyên bố sẽ sống tại dinh tổng thống Philippines, dinh Manacalang, giống như người tiền nhiệm Benigno Aquino.
Về chống biến đổi khí hậu
Vào giữa tháng 7, ông Duterte tuyên bố chính quyền của ông sẽ không tôn trọng thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, thỏa thuận mà Philippines cùng khoảng 200 quốc gia khác đã nhất trí vào tháng 12 năm ngoái. Ông nói rằng Philippines còn chưa công nghiệp hóa đầy đủ và các đòi hỏi của nước này có sự khác biệt so với các nước khác.
Vài ngày sau, Duterte thay đổi quan điểm, nói rằng Philippines sẵn sàng đàm phán về việc ký thỏa thuận Paris nếu thỏa thuận này xét đến các kế hoạch kinh tế của ông.