Ông Trầm Bê: “Sáp nhập Southern Bank, cổ đông lo lắng là dễ hiểu”
Phó chủ tịch Sacombank trả lời loạt câu hỏi từ cổ đông về kế hoạch sáp nhập Southern Bank
Sáng nay (21/4), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2015. Kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) tiếp tục là điểm nóng trong phần thảo luận.
Một loạt câu hỏi từ cổ đông đặt ra, liên quan đến nợ xấu của Southern Bank (5,89%), tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa hai ngân hàng (1:0,75, 1 cổ phiếu Southern Bank đổi thành 0,75 cổ phiếu Sacombank), tiến độ sáp nhập…
Đáng chú ý, cổ đông chất vấn rằng, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của cổ đông Sacombank khi Southernbank sáp nhập vào và làm thị giá cổ phiếu Sacombank sụt giảm? Bởi thị giá STB (cổ phiếu của Sacombank) hiện khoảng 17.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu SouthernBank đang giao dịch trên thị trường OTC khoảng hơn 5.000 đồng/cổ phiếu.
Với tình huống trên, cổ đông đặt câu hỏi là có nên bán ra cổ phiếu STB không?
Ngoài ra, một số cổ đông quan tâm đến chính sách trả cổ tức bằng tiền, cũng như không hài lòng về việc chính sách này trong ba năm gần đây…
Trước loạt câu hỏi trên, ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, cũng là người có liên quan sâu sắc với Southern Bank, thừa nhận là có thiếu sót trong thời gian qua.
“Việc Southern Bank sáp nhập vào Sacombank làm cổ đông Sacombank lo lắng là điều dễ hiểu. Việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank có cái được, cái mất ở cả SouthernBank và Sacombank, nhưng tôi tin rằng chúng ta được nhiều hơn mất”, ông Trầm Bê nói.
Phó chủ tịch Sacombank cũng so sánh, việc sáp nhập một ngân hàng lớn vào ngân hàng nhỏ là chuyện bình thường, chẳng hạn BIDV lên phương án sáp nhập vào MHB, VietinBank sáp nhập PGBank, Eximbank dự kiến sáp nhập với Nam A Bank…
Vì vậy, “cổ đông Sacombank nên ủng hộ Sacombank tiến thêm một bậc”.
Trả lời cho việc nhân viên của Samcombank phải ra đi trong ba năm qua, ông Trầm Bê cho biết: “Mục tiêu của tôi ba năm trước khi vào Hội đồng Quản trị là phải giữ được 100% nhân viên của Sacombank. Ba năm nay ngân hàng giữ được đến 90% nhân viên của Sacombank. Hiện, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc, các phòng ban đều là nhân viên Sacombank cũ nắm giữ đến 90%. Tuy vậy, lương của các bộ cấp cao ở Sacombank trong ba năm qua không tăng lên. Chúng tôi mong muốn ngân hàng ổn định”.
Trở lại với mối quan tâm chính của cổ đông, sáp nhập Southern Bank thì được gì? Phó chủ tịch Sacombank dẫn giải thêm rằng, nợ xấu thì các ngân hàng đều có, nhưng rõ ràng, khi sáp nhập Southern Bank, Sacombank được 141 chi nhánh phòng ban giao dịch, có thêm 4.000 người không cần đào tạo.
Sacombank dùng 4.000 - 5.000 tỷ đồng cũng không thể đầu tư được số chi nhánh và nhân sự nói trên, ông Trầm Bê tính toán.
Cũng tại đại hội trên, Sacombank đã trình phương án phân phối lợi nhuận 2014. Sau khi trách lập các quỹ, ngân hàng này đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12% trên vốn điều lệ (đã loại trừ cổ phiếu quỹ).
Hiện Sacombank đang làm thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước, việc chia cổ tức chỉ được thực hiện sau khi cơ quan này chấp thuận.
Về việc sáp nhập Southern Bank, ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank cho biết, chủ trương đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Hai bên đã trình đề án chi tiết lên Ngân hàng Nhà nước, sau khi được duyệt sẽ trình đại hội đồng cổ đông xem xét.
Dự kiến thời gian thực hiện vụ sáp nhập này là trong năm 2015.
Một loạt câu hỏi từ cổ đông đặt ra, liên quan đến nợ xấu của Southern Bank (5,89%), tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa hai ngân hàng (1:0,75, 1 cổ phiếu Southern Bank đổi thành 0,75 cổ phiếu Sacombank), tiến độ sáp nhập…
Đáng chú ý, cổ đông chất vấn rằng, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của cổ đông Sacombank khi Southernbank sáp nhập vào và làm thị giá cổ phiếu Sacombank sụt giảm? Bởi thị giá STB (cổ phiếu của Sacombank) hiện khoảng 17.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu SouthernBank đang giao dịch trên thị trường OTC khoảng hơn 5.000 đồng/cổ phiếu.
Với tình huống trên, cổ đông đặt câu hỏi là có nên bán ra cổ phiếu STB không?
Ngoài ra, một số cổ đông quan tâm đến chính sách trả cổ tức bằng tiền, cũng như không hài lòng về việc chính sách này trong ba năm gần đây…
Trước loạt câu hỏi trên, ông Trầm Bê, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, cũng là người có liên quan sâu sắc với Southern Bank, thừa nhận là có thiếu sót trong thời gian qua.
“Việc Southern Bank sáp nhập vào Sacombank làm cổ đông Sacombank lo lắng là điều dễ hiểu. Việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank có cái được, cái mất ở cả SouthernBank và Sacombank, nhưng tôi tin rằng chúng ta được nhiều hơn mất”, ông Trầm Bê nói.
Phó chủ tịch Sacombank cũng so sánh, việc sáp nhập một ngân hàng lớn vào ngân hàng nhỏ là chuyện bình thường, chẳng hạn BIDV lên phương án sáp nhập vào MHB, VietinBank sáp nhập PGBank, Eximbank dự kiến sáp nhập với Nam A Bank…
Vì vậy, “cổ đông Sacombank nên ủng hộ Sacombank tiến thêm một bậc”.
Trả lời cho việc nhân viên của Samcombank phải ra đi trong ba năm qua, ông Trầm Bê cho biết: “Mục tiêu của tôi ba năm trước khi vào Hội đồng Quản trị là phải giữ được 100% nhân viên của Sacombank. Ba năm nay ngân hàng giữ được đến 90% nhân viên của Sacombank. Hiện, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc, các phòng ban đều là nhân viên Sacombank cũ nắm giữ đến 90%. Tuy vậy, lương của các bộ cấp cao ở Sacombank trong ba năm qua không tăng lên. Chúng tôi mong muốn ngân hàng ổn định”.
Trở lại với mối quan tâm chính của cổ đông, sáp nhập Southern Bank thì được gì? Phó chủ tịch Sacombank dẫn giải thêm rằng, nợ xấu thì các ngân hàng đều có, nhưng rõ ràng, khi sáp nhập Southern Bank, Sacombank được 141 chi nhánh phòng ban giao dịch, có thêm 4.000 người không cần đào tạo.
Sacombank dùng 4.000 - 5.000 tỷ đồng cũng không thể đầu tư được số chi nhánh và nhân sự nói trên, ông Trầm Bê tính toán.
Cũng tại đại hội trên, Sacombank đã trình phương án phân phối lợi nhuận 2014. Sau khi trách lập các quỹ, ngân hàng này đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12% trên vốn điều lệ (đã loại trừ cổ phiếu quỹ).
Hiện Sacombank đang làm thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước, việc chia cổ tức chỉ được thực hiện sau khi cơ quan này chấp thuận.
Về việc sáp nhập Southern Bank, ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank cho biết, chủ trương đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Hai bên đã trình đề án chi tiết lên Ngân hàng Nhà nước, sau khi được duyệt sẽ trình đại hội đồng cổ đông xem xét.
Dự kiến thời gian thực hiện vụ sáp nhập này là trong năm 2015.