Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho các vấn đề kinh tế
Quốc hội đề nghị Chính phủ trình đề án tái cấu trúc nền kinh tế tại kỳ họp thứ sáu, khai mạc ngày 20/10 tới
Thứ Ba, ngày 20/10, kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa 12 sẽ bước vào ngày làm việc thứ nhất.
Sát ngày khai mạc, thời gian dự kiến chương trình kỳ họp đã được điều chỉnh tăng thêm ba ngày để xem xét một số nội dung mới được bổ sung. Trong đó có dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Xem xét nhiều dự án quan trọng
Trong tổng số 32 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 8 dự án luật và cho ý kiến 10 dự án luật khác. Trong đó có các dự án luật về thuế tài nguyên, viễn thông, tần số vô tuyến điện, bưu chính; về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trọng tài thương mại; rồi dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi); các tổ chức tín dụng (sửa đổi)...
Mỗi dự án luật sẽ được xem xét ở tổ một buổi trước khi cho ý kiến tại hội trường.
Trước khi thảo luận liền hai ngày tại hội trường, Quốc hội sẽ dành một ngày rưỡi thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch năm 2010 cùng những vấn đề liên quan đến ngân sách của năm 2009 và 2010.
Với một số dự án quan trọng như thủy điện Lai Châu và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian thảo luận ở tổ trước khi thảo luận tại hội trường với thời lượng nửa ngày/dự án. Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, việc bố trí tăng thời gian như vậy do đây là hai nội dung “rất quan trọng”, lại được mới bổ sung nên đại biểu chưa được tiếp cận thông tin, tài liệu trước kỳ họp.
Cũng liên quan đến các dự án quan trọng, vào cuối tuần làm việc thứ ba, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Thủy điện Sơn La, đường Hồ Chí Minh, trồng mới 5 triệu ha rừng.
Trọn một ngày đầu tuần làm việc thứ tư, Quốc hội sẽ thực hiện giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Trước đó, hơn một trăm trang tài liệu chuyên đề “Mô hình tập đoàn kinh tế: Hoàn thiện để phát triển” sẽ được cung cấp cho tất cả các vị đại biểu Quốc hội.
Chuyên đề này gồm có 16 chương, giới thiệu từ sơ lược lịch sử hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế; mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước, vị trí và vai trò của các tập đoàn kinh tế; quy luật hình thành các tập đoàn kinh tế cho đến quá trình và điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam...
Như vậy, trong hơn một tháng làm việc, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét, quyết định nhiều vấn đề kinh tế quan trọng của đất nước.
Giảm thời gian báo cáo
Tổng hợp ý kiến đóng góp, đề xuất của các vị đại biểu và các đoàn đại biểu Quốc hội trước kỳ họp cũng cho thấy những vấn đề kinh tế dành được sự quan tâm lớn.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo thêm kết quả thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế; kết quả triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, phát triển kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội.
Các vị đại biểu Quốc hội cũng muốn biết rõ chủ trương và các giải pháp để chuyển thách thức thành cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế đất nước và đào tạo nguồn nhân lực nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém, bảo đảm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của quốc gia và cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó có việc thực hiện đề án tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế.
Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo những năm qua và giải pháp đầu tư các nguồn lực để thực hiện hiệu quả chương trình này trong thời gian tới cũng nằm trong những vấn đề đại biểu Quốc hội đề nghị nhận được báo cáo từ Chính phủ.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo về những vấn đề nêu trên sẽ được gửi cho đại biểu tự nghiên cứu, kết hợp thảo luận tại các phiên họp xem xét về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước.
Cũng tại kỳ họp này, đại biểu đề nghị được nghe báo cáo từ Chính phủ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các dự án Bauxite ở Tây Nguyên, tình hình triển khai xây dựng cụm khí - điện - đạm Cà Mau.
Quá trình chuẩn bị kỳ họp, nhiều vị đại biểu đã đề nghị tăng thời gian chất vấn, thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước ở hội trường để thu thập được nhiều ý kiến của đại biểu ở nhiều vùng miền khác nhau. Đồng thời, cải tiến cách trình bày các báo cáo thẩm tra, giải trình, tiếp thu để dành thời gian tập trung thảo luận.
Đánh giá nội dung chương trình kỳ họp này khá nặng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị các vị đại biểu cho phép bố trí làm việc 3/5 ngày thứ Bảy. Dù có nhiều ý kiến đề nghị nghỉ tất cả các ngày thứ Bảy để có thêm thời gian nghiên cứu tài liệu và đảm bảo sức khỏe cho đại biểu Quốc hội.
Sát ngày khai mạc, thời gian dự kiến chương trình kỳ họp đã được điều chỉnh tăng thêm ba ngày để xem xét một số nội dung mới được bổ sung. Trong đó có dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Xem xét nhiều dự án quan trọng
Trong tổng số 32 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 8 dự án luật và cho ý kiến 10 dự án luật khác. Trong đó có các dự án luật về thuế tài nguyên, viễn thông, tần số vô tuyến điện, bưu chính; về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trọng tài thương mại; rồi dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi); các tổ chức tín dụng (sửa đổi)...
Mỗi dự án luật sẽ được xem xét ở tổ một buổi trước khi cho ý kiến tại hội trường.
Trước khi thảo luận liền hai ngày tại hội trường, Quốc hội sẽ dành một ngày rưỡi thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch năm 2010 cùng những vấn đề liên quan đến ngân sách của năm 2009 và 2010.
Với một số dự án quan trọng như thủy điện Lai Châu và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian thảo luận ở tổ trước khi thảo luận tại hội trường với thời lượng nửa ngày/dự án. Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, việc bố trí tăng thời gian như vậy do đây là hai nội dung “rất quan trọng”, lại được mới bổ sung nên đại biểu chưa được tiếp cận thông tin, tài liệu trước kỳ họp.
Cũng liên quan đến các dự án quan trọng, vào cuối tuần làm việc thứ ba, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Thủy điện Sơn La, đường Hồ Chí Minh, trồng mới 5 triệu ha rừng.
Trọn một ngày đầu tuần làm việc thứ tư, Quốc hội sẽ thực hiện giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Trước đó, hơn một trăm trang tài liệu chuyên đề “Mô hình tập đoàn kinh tế: Hoàn thiện để phát triển” sẽ được cung cấp cho tất cả các vị đại biểu Quốc hội.
Chuyên đề này gồm có 16 chương, giới thiệu từ sơ lược lịch sử hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế; mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước, vị trí và vai trò của các tập đoàn kinh tế; quy luật hình thành các tập đoàn kinh tế cho đến quá trình và điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam...
Như vậy, trong hơn một tháng làm việc, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét, quyết định nhiều vấn đề kinh tế quan trọng của đất nước.
Giảm thời gian báo cáo
Tổng hợp ý kiến đóng góp, đề xuất của các vị đại biểu và các đoàn đại biểu Quốc hội trước kỳ họp cũng cho thấy những vấn đề kinh tế dành được sự quan tâm lớn.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo thêm kết quả thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế; kết quả triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, phát triển kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội.
Các vị đại biểu Quốc hội cũng muốn biết rõ chủ trương và các giải pháp để chuyển thách thức thành cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế đất nước và đào tạo nguồn nhân lực nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém, bảo đảm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của quốc gia và cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó có việc thực hiện đề án tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế.
Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo những năm qua và giải pháp đầu tư các nguồn lực để thực hiện hiệu quả chương trình này trong thời gian tới cũng nằm trong những vấn đề đại biểu Quốc hội đề nghị nhận được báo cáo từ Chính phủ.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo về những vấn đề nêu trên sẽ được gửi cho đại biểu tự nghiên cứu, kết hợp thảo luận tại các phiên họp xem xét về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước.
Cũng tại kỳ họp này, đại biểu đề nghị được nghe báo cáo từ Chính phủ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các dự án Bauxite ở Tây Nguyên, tình hình triển khai xây dựng cụm khí - điện - đạm Cà Mau.
Quá trình chuẩn bị kỳ họp, nhiều vị đại biểu đã đề nghị tăng thời gian chất vấn, thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước ở hội trường để thu thập được nhiều ý kiến của đại biểu ở nhiều vùng miền khác nhau. Đồng thời, cải tiến cách trình bày các báo cáo thẩm tra, giải trình, tiếp thu để dành thời gian tập trung thảo luận.
Đánh giá nội dung chương trình kỳ họp này khá nặng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị các vị đại biểu cho phép bố trí làm việc 3/5 ngày thứ Bảy. Dù có nhiều ý kiến đề nghị nghỉ tất cả các ngày thứ Bảy để có thêm thời gian nghiên cứu tài liệu và đảm bảo sức khỏe cho đại biểu Quốc hội.