Rầm rộ “chia tay” cổ phiếu Sacombank: REE có bán hớ?
Thị trường hôm nay đã chứng kiến những vụ chuyển nhượng quy mô lớn đối với cổ phiếu STB
Thị trường hôm nay đã chứng kiến những vụ chuyển nhượng quy mô lớn đối với cổ phiếu STB. Theo thông tin đã đăng ký thì có vẻ cả REE và ANZ đã giao dịch xong, chỉ có điều giá khác biệt rất xa.
Theo thông tin đã công bố, REE sẽ bán toàn bộ 42.139.266 STB đang sở hữu, tương đương 3,92% vốn cho một nhóm nhà đầu tư trong nước. Hợp đồng này được ký vào đầu tháng 11/2011.
Khoảng 9h38 phút sáng nay, một giao dịch thỏa thuận với đúng khối lượng nói trên được thực hiện. Như vậy, đây gần như chắc chắn là giao dịch của REE (để xác định chính thức cần công bố thông tin của REE). Giá chuyển nhượng được xác định là 15.200 đồng/cổ phiếu.
Phát biểu trên báo chí thì bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị REE cho biết REE nhận được lời đề nghị mua lại với giá tốt. Nếu hợp đồng được ký từ đầu tháng 11/2011 thì khi đó, giá STB mới đang loanh quanh ngưỡng 13.000-13.500 đồng/cổ phiếu. Giá giao dịch hôm nay góp phần xác nhận “mức giá tốt” trong thỏa thuận là 15.200 đồng/cổ phiếu, tương đương giá sàn của phiên hôm nay.
Dù là giao dịch thỏa thuận thì giá chuyển nhượng vẫn phải nằm trong biên độ cho phép hàng ngày. Do đó gần như chắc chắn thương vụ của REE phải đợi đến khi giá STB tăng từ ngưỡng 13.x lên 15.200 đồng. Việc hơn hai tháng qua giá STB dao động tăng là rất phù hợp cho thương vụ này diễn ra.
Một giao dịch khác cũng xuất hiện là nhà đầu tư nước ngoài bán ròng qua thỏa thuận trên 113,73 triệu STB. Trong thương vụ này, khả năng lớn là ANZ bán ra chủ yếu vì tổ chức này cũng đăng ký chuyển nhượng hơn 103,25 triệu STB cho Eximbank. Phần còn lại là các giao dịch “lẻ tẻ” của tổ chức nước ngoài khác. Giá ANZ chuyển nhượng khá tốt, đạt 16.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tham chiếu của phiên hôm nay.
Cũng giống như REE, thương vụ thỏa thuận đều phải xác định giá từ trước, và thời điểm có lẽ cũng tính bằng tháng. Nếu chỉ thuần túy về giá chuyển nhượng, REE có vẻ bán giá không được tốt như ANZ. Tuy nhiên nếu so với mức thương thảo tại thời điểm cách đây vài tháng, khó có thể nói các giá trên là thấp.
Rất có thể mục đích chuyển nhượng của REE và ANZ là không giống nhau nên mức giá thương thảo cũng khác nhau chút ít. REE giao dịch với khối lượng thấp hơn và trong bối cảnh “yếu thế” hơn (?). REE không phải là tổ chức đầu tư tài chính thuần túy mà còn liên quan nhiều đến sản xuất. Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư tài chính mà trước đây REE khẳng định sẽ là một trong những trụ cột hoạt động không phải là điều ngẫu nhiên. Sự song hành giữa REE và STB từ nhiều năm nay là “điển hình” cho việc một doanh nghiệp sản xuất mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính thời kỳ thị trường chứng khoán bùng nổ.
Việc thu hẹp hoạt động đầu tư tài chính - nhìn trên diện rộng với các doanh nghiệp sản xuất đang niêm yết - là phổ biến. Gần đây nhiều doanh nghiệp đã thông báo cắt bớt các khoản đầu tư chéo lẫn nhau. Mặc dù lý do đưa ra là khác nhau và khá nhẹ nhàng, như chỉ là cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhưng đằng sau đó rất có thể là chuyện lớn hơn: Doanh nghiệp sản xuất phải tính đến chuyện cơ cấu lại nguồn vốn của mình, trong bối cảnh tín dụng thắt chặt. Một vài doanh nghiệp chẳng úp mở nhiều, nói trắng ra là thanh lý danh mục để thu hồi vốn, bổ sung cho hoạt động sản xuất chính.
Liệu đây có phải là lý do khiến REE “phải” đồng ý với một mức giá khá “mềm” so với ANZ? Khó có thể biết trước liệu đến lúc nào thị trường chứng khoán mới lại khởi sắc rõ rệt để thương thảo được giá tốt hơn, trong khi điều quan trọng nhất là yêu cầu cơ cấu lại vốn phải thực hiện. Cũng khá thú vị rằng cách đây khoảng 3 năm, REE đã từng công khai thừa nhận sai lầm khi không kiên quyết cắt lỗ các khoản đầu tư chứng khoán khiến yêu cầu trích lập dự phòng thua lỗ đã “ngốn” hết cả lợi nhuận của mảng sản xuất, kinh doanh.
Với ANZ, thương vụ chuyển nhượng mang tính chất đầu tư tài chính thuần túy và đối tác giao dịch cũng là tổ chức ngân hàng. Thương vụ này đúng tính chất là cơ cấu danh mục, thậm chí rất có thể là cả những cam kết khác của đối tác lớn của STB.
Một sự trùng hợp khá ngẫu nhiên là từ ngày 16/11/2011 đến 3/1/2012, STB đã mua lại tới 100 triệu cổ phiếu quỹ. Giá STB biến động thuận chiều với khối lượng mua, nhưng lại ngược chiều với tâm lý thông thường vì ai cũng muốn mua được rẻ. Tuy nhiên, điểm tốt là giá tăng thì các thương vụ chuyển nhượng lớn của REE và ANZ mới thành công được, và những nhà đầu cơ nào nhanh nhạy cũng có thể hưởng lợi.
Như vậy, những thương vụ “treo” với STB đã kết thúc hôm nay. Tuy vậy liệu sau đây còn thương vụ nào nữa không thì chưa thể biết trước. STB đã giành vị trí tâm điểm của các mối quan tâm trên thị trường, khi rầm rộ thông tin các tổ chức “chia tay” ngân hàng này. Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, STB đạt mốc 16.800 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong hơn một năm trở lại đây (theo giá điều chỉnh).
Phải nói rằng biến động giá của STB từ tháng 11/2011 đến nay chịu ảnh hưởng rất lớn của các thương vụ lớn nói trên và hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ khối lượng “khủng”. Biến động giá này có phản ánh đúng “giá trị” của STB hay không thì thời gian sẽ trả lời. Chỉ biết rằng nhóm tổ chức mua lại của REE cho rằng mức 15.200 đồng là hợp lý và Eximbank cũng nghĩ rằng giá 16.000 đồng là chấp nhận được cho dài hạn.
Theo thông tin đã công bố, REE sẽ bán toàn bộ 42.139.266 STB đang sở hữu, tương đương 3,92% vốn cho một nhóm nhà đầu tư trong nước. Hợp đồng này được ký vào đầu tháng 11/2011.
Khoảng 9h38 phút sáng nay, một giao dịch thỏa thuận với đúng khối lượng nói trên được thực hiện. Như vậy, đây gần như chắc chắn là giao dịch của REE (để xác định chính thức cần công bố thông tin của REE). Giá chuyển nhượng được xác định là 15.200 đồng/cổ phiếu.
Phát biểu trên báo chí thì bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị REE cho biết REE nhận được lời đề nghị mua lại với giá tốt. Nếu hợp đồng được ký từ đầu tháng 11/2011 thì khi đó, giá STB mới đang loanh quanh ngưỡng 13.000-13.500 đồng/cổ phiếu. Giá giao dịch hôm nay góp phần xác nhận “mức giá tốt” trong thỏa thuận là 15.200 đồng/cổ phiếu, tương đương giá sàn của phiên hôm nay.
Dù là giao dịch thỏa thuận thì giá chuyển nhượng vẫn phải nằm trong biên độ cho phép hàng ngày. Do đó gần như chắc chắn thương vụ của REE phải đợi đến khi giá STB tăng từ ngưỡng 13.x lên 15.200 đồng. Việc hơn hai tháng qua giá STB dao động tăng là rất phù hợp cho thương vụ này diễn ra.
Một giao dịch khác cũng xuất hiện là nhà đầu tư nước ngoài bán ròng qua thỏa thuận trên 113,73 triệu STB. Trong thương vụ này, khả năng lớn là ANZ bán ra chủ yếu vì tổ chức này cũng đăng ký chuyển nhượng hơn 103,25 triệu STB cho Eximbank. Phần còn lại là các giao dịch “lẻ tẻ” của tổ chức nước ngoài khác. Giá ANZ chuyển nhượng khá tốt, đạt 16.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tham chiếu của phiên hôm nay.
Cũng giống như REE, thương vụ thỏa thuận đều phải xác định giá từ trước, và thời điểm có lẽ cũng tính bằng tháng. Nếu chỉ thuần túy về giá chuyển nhượng, REE có vẻ bán giá không được tốt như ANZ. Tuy nhiên nếu so với mức thương thảo tại thời điểm cách đây vài tháng, khó có thể nói các giá trên là thấp.
Rất có thể mục đích chuyển nhượng của REE và ANZ là không giống nhau nên mức giá thương thảo cũng khác nhau chút ít. REE giao dịch với khối lượng thấp hơn và trong bối cảnh “yếu thế” hơn (?). REE không phải là tổ chức đầu tư tài chính thuần túy mà còn liên quan nhiều đến sản xuất. Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư tài chính mà trước đây REE khẳng định sẽ là một trong những trụ cột hoạt động không phải là điều ngẫu nhiên. Sự song hành giữa REE và STB từ nhiều năm nay là “điển hình” cho việc một doanh nghiệp sản xuất mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính thời kỳ thị trường chứng khoán bùng nổ.
Việc thu hẹp hoạt động đầu tư tài chính - nhìn trên diện rộng với các doanh nghiệp sản xuất đang niêm yết - là phổ biến. Gần đây nhiều doanh nghiệp đã thông báo cắt bớt các khoản đầu tư chéo lẫn nhau. Mặc dù lý do đưa ra là khác nhau và khá nhẹ nhàng, như chỉ là cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhưng đằng sau đó rất có thể là chuyện lớn hơn: Doanh nghiệp sản xuất phải tính đến chuyện cơ cấu lại nguồn vốn của mình, trong bối cảnh tín dụng thắt chặt. Một vài doanh nghiệp chẳng úp mở nhiều, nói trắng ra là thanh lý danh mục để thu hồi vốn, bổ sung cho hoạt động sản xuất chính.
Liệu đây có phải là lý do khiến REE “phải” đồng ý với một mức giá khá “mềm” so với ANZ? Khó có thể biết trước liệu đến lúc nào thị trường chứng khoán mới lại khởi sắc rõ rệt để thương thảo được giá tốt hơn, trong khi điều quan trọng nhất là yêu cầu cơ cấu lại vốn phải thực hiện. Cũng khá thú vị rằng cách đây khoảng 3 năm, REE đã từng công khai thừa nhận sai lầm khi không kiên quyết cắt lỗ các khoản đầu tư chứng khoán khiến yêu cầu trích lập dự phòng thua lỗ đã “ngốn” hết cả lợi nhuận của mảng sản xuất, kinh doanh.
Với ANZ, thương vụ chuyển nhượng mang tính chất đầu tư tài chính thuần túy và đối tác giao dịch cũng là tổ chức ngân hàng. Thương vụ này đúng tính chất là cơ cấu danh mục, thậm chí rất có thể là cả những cam kết khác của đối tác lớn của STB.
Một sự trùng hợp khá ngẫu nhiên là từ ngày 16/11/2011 đến 3/1/2012, STB đã mua lại tới 100 triệu cổ phiếu quỹ. Giá STB biến động thuận chiều với khối lượng mua, nhưng lại ngược chiều với tâm lý thông thường vì ai cũng muốn mua được rẻ. Tuy nhiên, điểm tốt là giá tăng thì các thương vụ chuyển nhượng lớn của REE và ANZ mới thành công được, và những nhà đầu cơ nào nhanh nhạy cũng có thể hưởng lợi.
Như vậy, những thương vụ “treo” với STB đã kết thúc hôm nay. Tuy vậy liệu sau đây còn thương vụ nào nữa không thì chưa thể biết trước. STB đã giành vị trí tâm điểm của các mối quan tâm trên thị trường, khi rầm rộ thông tin các tổ chức “chia tay” ngân hàng này. Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, STB đạt mốc 16.800 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong hơn một năm trở lại đây (theo giá điều chỉnh).
Phải nói rằng biến động giá của STB từ tháng 11/2011 đến nay chịu ảnh hưởng rất lớn của các thương vụ lớn nói trên và hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ khối lượng “khủng”. Biến động giá này có phản ánh đúng “giá trị” của STB hay không thì thời gian sẽ trả lời. Chỉ biết rằng nhóm tổ chức mua lại của REE cho rằng mức 15.200 đồng là hợp lý và Eximbank cũng nghĩ rằng giá 16.000 đồng là chấp nhận được cho dài hạn.