Tài khoản bị phong toả, PVR công bố tạm ngừng kinh doanh

Hà Anh
Chia sẻ

Theo thông báo xác nhận của Sở Kế hoạch đầu tư Tp Hà Nội ngày 3/11, PVR cho biết lý do ngừng kinh doanh để sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới để vượt qua những khó khăn trong thời gian vừa qua...

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (mã PVR-UPCoM) thông báo đã nhận được giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Cụ thể, theo thông báo xác nhận của Sở Kế hoạch đầu tư Tp Hà Nội ngày 3/11, PVR cho biết lý do ngừng kinh doanh để sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới để vượt qua những khó khăn trong thời gian vừa qua.

Trước đó, HĐQT công ty thông qua việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội do công ty bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo Quyết định của Tòa án và năm 2023 Công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động, dự kiến năm 2024 vẫn không có kinh phí để Công ty hoạt động.

Và theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thuờng niên năm 2023 số 89/NQ-ĐHĐCĐ-PVR ngày 21/04/2023, Đại hội đồng cổ đông đã đồng ý cho phép Công ty tạm ngừng hoạt động kinh doanh 12 tháng để Công ty có thời gian xem xét tìm kiếm giải pháp, phương huớng tài chính để Công ty có tài chính hoạt động trở lại sau khi tạm dừng 12 tháng.

Đồng thời, đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày 15 tháng 11 năm 2023 cho đến ngày 14 tháng 11 năm 2024.

Công ty có trụ sở chính đặt tại số 143 ngõ 83 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội, vốn điều lệ là 531 tỷ. Hoạt động chính là xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Về kết quả kinh doanh, trong quý 3 và 9 tháng đầu năm đầu năm 2023, công ty ghi nhận "trắng" doanh thu, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -65,5 triệu đồng và lỗ sau thuế 77 triệu đồng - cùng kỳ lỗ gần 1,3 tỷ đồng. Như vậy, PVR cho biết lợi nhuận trong quý 3/2023 tăng 93,95% so với cùng kỳ năm 2022 là do khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính trong quý 3/2022 lớn hơn quý 3/2023. Ngoài ra trong quý 3/2023 được hoàn nhập dự phòng tồn thất đầu tư.

Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1,45 tỷ và lãi sau thuế đạt 1,44 tỷ đồng - cùng kỳ lãi 1,6 tỷ đồng. Qua đó, lỗ lũy kế tại thời điểm 30/9/2023 gần 79 tỷ đồng.

Về cơ cấu công ty gồm: Công ty Cổ phần Quản lý quỹ PVI nắm giữ 8,19%; Công ty CP Tập đoàn Đại Dương nắm giữ 6%; Công ty TNHH VNT nắm giữ 4,05%; Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu nắm giữ 5,65%; bà Trần Thị Thắm nắm giữ 23,51%; ông Bùi Văn Phú nắm giữ 5,11%; Công ty TNHHMHD Golf nắm giữ 5,10%; bà Bùi Thị Thu Thủy nắm giữ 5,29% và các cổ đông khác nắm giữ 34,85% vốn điều lệ.

Theo Báo cáo thường niên 2022, PVR cho biết do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 bùng phát kéo dài suốt từ đầu năm 2020 dẫn đến nền kinh tế nước ta nói chung và Công ty nói riêng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong năm Công ty chỉ tập trung thu hồi các khoản đầu tư tài chính để có nguồn trang trải chi phí hoạt động Công ty. Việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kinh tế năm 2022 so với kế hoạch sản xuất kinh doanh được ĐHĐCĐ thông qua của Công ty PVR chưa đạt được kết quả.

Cụ thể: Đối với dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên: Ngày 20/07/2019, Công ty nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và ĐT TP Hà Nội số 3753/KH&ĐT-NNS về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư Dự án, nên Công ty đã dừng mọi hoạt động liên quan đến Dự án.

Đối với dự án CT10-11 Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội: Hiện tại, dự án vẫn tạm dừng thi công dự án, tập trung giải quyết và hoàn thiện toàn bộ pháp lý còn sai sót, vướng mắc, tồn tại của Dự án đã thi công trước đây không đúng với quy hoạch được duyệt, chưa được thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.

Mặt khác, công ty vẫn tiếp xúc khách hàng, đưa ra nhiều phương án tháo gỡ khó khăn để làm cơ sở tiếp tục triển khai Dự án. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng không hợp tác, có nguyện vọng xin rút vốn và thanh lý Hợp đồng và phạt vi phạm Hợp đồng, kiên quyết không nộp tiền do dự án đã quá chậm tiến độ, do vậy việc tiếp tục triển khai Dự án gặp rất nhiều khó khăn.

Khoản đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư Bình An liên quan đến Dự án số 9 Trần Thánh Tông cũng chưa tìm được đối tác mua/chuyển nhượng lại số cổ phần Công ty nắm giữ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con