Taliban ở Afghanistan "trải thảm đỏ" đón Sáng kiến Vành đai và Con đường

Hoài Thu
Chia sẻ

Theo Nikkei Asia, sau khi Mỹ rút quân, chính quyền Taliban tại Afghanistan đang tìm kiếm các dự án đầu tư lớn từ Trung Quốc...

Hoạt động tại mỏ đồng Mes Aynak ở tỉnh Logar, Afghanistan của Trung Quốc bị đình trệ trong hơn một thập kỷ do lo ngại về an ninh - Ảnh: Reuters.
Hoạt động tại mỏ đồng Mes Aynak ở tỉnh Logar, Afghanistan của Trung Quốc bị đình trệ trong hơn một thập kỷ do lo ngại về an ninh - Ảnh: Reuters.

Đầu tuần này, Zabiullah Mujahid, người phát ngôn của lực lượng Taliban, cho biết chính quyền mới muốn gia nhập Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá 50 tỷ USD nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI).

KHU VỰC ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG VỚI TRUNG QUỐC

Chia sẻ với Nikkei Asia, nguồn tin thân cận với Taliban cho biết Trung Quốc đã bắt đầu tiếp cận lực lượng này từ năm 2018 để thảo luận về một số dự án tiềm năng tại Afghanistan.

"Có một số thỏa thuận bằng lời về đầu tư giữa Bắc Kinh và Taliban”, nguồn tin nói với Nikkei Asia. “Một khi chính quyền Taliban được toàn cầu công nhận, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong chiến tranh ở Afghanistan”.

Cũng theo nguồn tin này, Trung Quốc sẽ không quan tâm nhiều đến vấn đề nhân quyền, đặc biệt là vấn đề liên quan tới phụ nữ và trẻ em gái, mà tập trung hơn vào việc quản lý hiệu quả và đối phó với các nhóm cực đoan do các phần tử thánh chiến người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở miền Tây Trung Quốc lập ra.

“Có những dự báo cho rằng Bắc Kinh sẽ sẵn sàng giúp chính quyền Taliban sau khi Mỹ rút quân khỏi khu vực quá quan trọng với Trung Quốc”, nhà phân tích chính sách công Hasaan Khawar tại Islamabad, nhận xét.

Trung Quốc biết rõ về nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của Afghanistan, nơi có mỏ đồng Mes Aynak được cho là lớn thứ hai trên thế giới về trữ lượng. Năm 2008, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc đã kỳ hợp đồng thăm dò khoáng sản tại đây với số tiền ký quỹ khổng lồ 3 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động tại đây đã bị đình trệ hơn một thập kỷ do những lo ngại về an ninh. Điều này như một lời nhắc nhở với Trung Quốc rằng các khoản đầu tư lớn có thể dễ dàng thất bại trong điều kiện bất ổn.

“Đồng là thành phần thiết yếu trong dây điện, sản phẩm điện tử, động cơ và nhiều mặt hàng khác được sản xuất tại Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ không vội đưa đầu vào miệng cọp đâu. Tôi cho rằng họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để tham gia sâu hơn vào Afghanistan”, Jeremy Garlick, Phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Kinh tế Praha, nhận định.

Abdul Salam Hanafi (bên trái), Phó văn phòng chính trị của Taliban, gặp gỡ các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tại Kabul vào ngày 9/9 - Ảnh: Reuters
Abdul Salam Hanafi (bên trái), Phó văn phòng chính trị của Taliban, gặp gỡ các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tại Kabul vào ngày 9/9 - Ảnh: Reuters

Ngày 8/9, một cuộc họp trực tuyến giữa bộ trưởng ngoại giao các nước láng giềng của Afghanistan - gồm Trung Quốc, Iran, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Pakistan - đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Shah Mehmood Qureshi.

"Tình hình ở Afghanistan vẫn phức tạp và rối ren", ông Qureshi chia sẻ trên Twitter sau đó. "Chúng tôi hy vọng tình hình chính trị sẽ sớm ổn định trở lại. Thực tế mới đòi hỏi chúng ta phải loại bỏ những cách nhìn cũ, phát triển những điều mới và tiếp cận một cách thực tế”.

Trong cuộc họp, Trung Quốc cam kết hỗ trợ khẩn cấp 31 triệu USD cho Afghanistan, bao gồm cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, vaccine và thuốc men.

“Điều Trung Quốc có thể làm bây giờ là duy trì mối liên hệ cần thiết với Taliban trong các hoạt động kinh tế bình thường và giao lưu nhân dân”, tờ báo tiếng Anh Global Times của Bắc Kinh nêu rõ.

KHÔNG VỘI "ĐƯA ĐẦU VÀO MIỆNG CỌP "

Andrew Small, một thành viên cao cấp tại khu vực Đại Tây Dương trong chương trình về châu Á của Quỹ Marshall (Đức), cho rằng những yêu cầu đầu tư tức thì của Taliban sẽ tạo ra đòn bẩy cho Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ lập tức đưa ra một số hỗ trợ về kinh tế, nhưng tiến hành một cách thận trọng.

“Bắc Kinh sẽ sẵn sàng đưa ra cam kết và tham gia các cuộc đàm phán để mở rộng BRI và CPEC. Nhưng họ sẽ không triển khai bất kỳ điều gì cho đến khi tự tin về các điều kiện chính trị và an ninh”, ông Small nhận định.Vấn đề quân sự và việc dùng Afghanistan làm bệ phóng cho chủ nghĩa khủng bố là mối quan tâm lớn nhất đối với cộng đồng toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc. Theo các chuyên gia, trừ khi lực lượng Taliban kiểm soát được vấn đề này, Trung Quốc sẽ không thể đầu tư - dù muốn.

Ông Small cho rằng Trung Quốc vốn đã lo ngại về điều kiện an ninh xấu đi ảnh hưởng tới CPEC và hiện có những câu hỏi lớn về việc nhóm Tehrik-i-Taliban Pakistan (thường được gọi là Taliban Pakistan) có thể được khích lệ và ủng hộ thế nào sau chiến thắng của Taliban ở Afghanistan.

Trong khi đó, các quan chức chính phủ Pakistan bày tỏ sự hoan nghênh khi lực lượng Taliban muốn gia nhập CPEC. Tại một họp báo vào đầu tuần trước, Bộ trưởng Nội địa Sheikh Rashid Ahmed của Pakistan cho biết tiến trình của Pakistan và Afghanistan có mối liên quan tới nhau.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng Pakistan cần cận trọng khi khi mở rộng CPEC cho Afghanistan.

“Pakistan cũng đang phải vật lộn với với những bất ổn nội bộ và chủ nghĩa khủng bố. Do đó, việc mở rộng CPEC sang Afghanistan sẽ làm tăng thêm gánh nặng và rủi ro cho nước này”, ông Garlick, cũng là tác giả cuốn “Tác động từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc: Từ châu Á đến châu Âu”, nhận định.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con