“Tạm gửi” lượng lớn, nợ xấu tại Việt Nam trượt nhẹ
Nợ xấu ngân hàng nối tiếp hướng giảm nhẹ, theo dữ liệu cập nhật mới nhất
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật các dữ liệu cơ bản về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng. Riêng tỷ lệ nợ xấu mới chỉ cập nhật đến tháng 10/2014.
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tính đến tháng 10/2014 đã giảm về còn 3,87%, trượt nhẹ so với mức 3,88% và 3,9% trong tháng 9 và 8/2014.
So với mức cao nhất 4,17% trong tháng 6/2014, nợ xấu các ngân hàng đã giảm đáng kể, nhưng vẫn tăng so với mức 3,74% hồi đầu năm.
Cũng lưu ý rằng, đây là tỷ lệ được tổng hợp và công bố theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng.
Một yếu tố khác cũng cần được xét đến khi tiếp cận con số công bố trên, là một lượng lớn nợ xấu đã được đưa ra ngoại bảng qua việc “tạm gửi” tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Theo số liệu vừa công bố, từ tháng 10/2013 đến cuối năm 2014, VAMC đã mua tới 123.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Quy mô này tương ứng với khoảng 3,3% tổng dư nợ của toàn hệ thống.
Năm 2015, VAMC đặt mục tiêu sẽ mua 70.000 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống dự kiến sẽ tiếp tục “giảm” nữa qua kênh xử lý này.
Cùng với VAMC, với việc đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mạnh hơn trong năm nay, có thể tới 15%, cũng có thể xem là một yếu tố góp phần mở rộng mẫu số tổng dư nợ để gián tiếp co tỷ lệ nợ xấu lại.
Tuy nhiên, năm 2015 cũng có hai tác động quan trọng gây áp lực gia tăng nợ xấu: một là, các tổ chức tín dụng phải thực hiện điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo kết quả phân loại nợ của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) từ 1/1/2015; hai là, cơ chế cho cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm sẽ chấm dứt từ ngày 1/4/2015.
Trong khi đó, Quốc hội và Chính phủ đã có yêu cầu, đến cuối 2015 nợ xấu ngân hàng phải giảm được về dưới 3%.
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tính đến tháng 10/2014 đã giảm về còn 3,87%, trượt nhẹ so với mức 3,88% và 3,9% trong tháng 9 và 8/2014.
So với mức cao nhất 4,17% trong tháng 6/2014, nợ xấu các ngân hàng đã giảm đáng kể, nhưng vẫn tăng so với mức 3,74% hồi đầu năm.
Cũng lưu ý rằng, đây là tỷ lệ được tổng hợp và công bố theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng.
Một yếu tố khác cũng cần được xét đến khi tiếp cận con số công bố trên, là một lượng lớn nợ xấu đã được đưa ra ngoại bảng qua việc “tạm gửi” tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Theo số liệu vừa công bố, từ tháng 10/2013 đến cuối năm 2014, VAMC đã mua tới 123.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Quy mô này tương ứng với khoảng 3,3% tổng dư nợ của toàn hệ thống.
Năm 2015, VAMC đặt mục tiêu sẽ mua 70.000 - 100.000 tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống dự kiến sẽ tiếp tục “giảm” nữa qua kênh xử lý này.
Cùng với VAMC, với việc đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mạnh hơn trong năm nay, có thể tới 15%, cũng có thể xem là một yếu tố góp phần mở rộng mẫu số tổng dư nợ để gián tiếp co tỷ lệ nợ xấu lại.
Tuy nhiên, năm 2015 cũng có hai tác động quan trọng gây áp lực gia tăng nợ xấu: một là, các tổ chức tín dụng phải thực hiện điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo kết quả phân loại nợ của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) từ 1/1/2015; hai là, cơ chế cho cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm sẽ chấm dứt từ ngày 1/4/2015.
Trong khi đó, Quốc hội và Chính phủ đã có yêu cầu, đến cuối 2015 nợ xấu ngân hàng phải giảm được về dưới 3%.