“Tham nhũng từ 1 tỷ đồng trở lên cần phải tử hình”
Cử tri cho rằng thay đổi mô hình ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng chẳng qua là "thay đổi màu áo”
Lập cơ quan độc lập, tăng hình phạt, về hưu cũng phải kê khai tài sản... Sốt ruột trước sự hoành hành của tham nhũng, cử tri cả nước đã gửi đến Quốc hội nhiều đề nghị cụ thể.
Theo tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, nhân dân đã gửi đến Ủy ban Tư pháp Quốc hội rất nhiều băn khoăn về tính hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng.
Cử tri các tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước cho rằng, trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo tích cực, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như đa số cử tri mong muốn.
Trả lời ý kiến này, Ủy ban Tư pháp đánh giá, trong những năm qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tăng cường và có nhiều cố gắng trong công tác giám sát phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên kết quả đạt được mới là bước đầu, chưa phúc đáp đầy đủ nguyện vọng của nhân dân.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Ủy ban Tư pháp “hứa” thời gian tới sẽ tăng cường giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng và việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác này; bảo đảm xử lý nghiêm minh người có hành vi tham nhũng. Đồng thời giám sát việc công khai kết quả giải quyết các vụ án tham nhũng lớn theo quy định của pháp luật.
Về giải pháp, cử tri tỉnh An Giang đề nghị Quốc hội nên có một cơ quan độc lập riêng, không trực thuộc địa phương thì mới làm tốt nhiệm vụ, nếu không dù giao cho Chủ tịch nước hay Tổng bí thư làm Trưởng ban thì cũng vậy, bởi những thành viên trong ban đều là những người kiêm nhiệm ở các bộ, ngành (ở địa phương cũng tương tự). Như vậy, tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi vẫn diễn ra, “chẳng qua thay đổi màu áo”.
Theo hồi âm của Ủy ban Tư pháp, việc thành lập một cơ quan độc lập trong phòng, chống tham nhũng là vấn đề đổi mới quan trọng có liên quan tới quy định của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Vấn đề này cần được tổng kết, đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, nghiên cứu đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Ủy ban Tư pháp sẽ kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
Vẫn liên quan đến giải pháp, cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng xử lý tham nhũng căn cứ theo giá trị tham nhũng.
Cụ thể: người tham nhũng từ 1 tỷ đồng trở lên cần phải tử hình, thu hồi tài sản từ tham nhũng mà có; đối với người tham nhũng dưới 1 tỷ đồng thì tùy mức độ mà áp dụng hình phạt tù tương xứng. Đồng thời, đối với những người tham nhũng thì không được hưởng các chính sách hưu trí theo luật bảo hiểm xã hội và các chính sách khác của Đảng và Nhà nước.
Thời gian tới, trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý những nội dung này, bảo đảm chính sách hình sự nghiêm khắc đối với tội phạm tham nhũng, đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay, Ủy ban Tư pháp tiếp thu.
Cử tri tỉnh Cà Mau phản ánh, hiện nay có một số cán bộ, công chức sau khi về hưu hoặc chuyển ngành thì xây dựng nhà hàng tỷ đồng. Kiến nghị được gửi đến với Quốc hội là bổ sung trong Luật Phòng, chống tham nhũng về việc cán bộ, công chức về hưu cũng phải kê khai tài sản để làm rõ số tiền, tài sản trên xuất xứ từ đâu.
Theo Ủy ban Tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng mới được Quốc hội thông qua và đang trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. Theo các quy định của Luật thì không loại trừ việc xử lý đối với những người về hưu mà trong thời gian đương chức vi phạm pháp luật tham nhũng.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Ủy ban Tư pháp kiến nghị Quốc hội giao cho Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá để sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới đặc biệt về các vấn đề như kiểm soát tài sản tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn ngay cả trong trường hợp họ đã nghỉ hưu; quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng…
Cùng mối quan tâm về kê khai tài sản, cử tri tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng Luật Phòng chống tham nhũng hiện nay việc kê khai tài sản của người có trách nhiệm kê khai không trung thực, làm sai lệch hồ sơ quản lý nhưng cũng chưa bị xử lý.
Còn cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, Luật Phòng chống tham nhũng phải quy định rõ việc công khai tài sản của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước dân.
Ủy ban Tư pháp nêu rõ, điều 44, điều 46a Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định cụ thể trách nhiệm kê khai tài sản, thời hạn, trình tự kê khai tài sản của cán bộ, công chức trong đó có các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Thể chế hóa quy định này, ngày 17/7/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản thu nhập trong đó quy định cụ thể về đối tượng, trình tự, thủ tục, phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập.
Trả lời cử tri, Ủy ban Tư pháp thể hiện quyết tâm thời gian tới sẽ tiếp tục giám sát, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tích cực, chủ động, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, hạn chế tối đa việc miễn trách nhiệm hình sự, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, áp dụng khung hình phạt sai quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, Ủy ban này sẽ tăng cường giám sát công tác phát hiện và xử lý người có hành vi tham nhũng, rà soát các trường hợp xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi liên quan đến tham nhũng, tránh bỏ lọt tội phạm; bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Theo tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, nhân dân đã gửi đến Ủy ban Tư pháp Quốc hội rất nhiều băn khoăn về tính hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng.
Cử tri các tỉnh Bình Định, Sóc Trăng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước cho rằng, trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo tích cực, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như đa số cử tri mong muốn.
Trả lời ý kiến này, Ủy ban Tư pháp đánh giá, trong những năm qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tăng cường và có nhiều cố gắng trong công tác giám sát phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên kết quả đạt được mới là bước đầu, chưa phúc đáp đầy đủ nguyện vọng của nhân dân.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Ủy ban Tư pháp “hứa” thời gian tới sẽ tăng cường giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng và việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác này; bảo đảm xử lý nghiêm minh người có hành vi tham nhũng. Đồng thời giám sát việc công khai kết quả giải quyết các vụ án tham nhũng lớn theo quy định của pháp luật.
Về giải pháp, cử tri tỉnh An Giang đề nghị Quốc hội nên có một cơ quan độc lập riêng, không trực thuộc địa phương thì mới làm tốt nhiệm vụ, nếu không dù giao cho Chủ tịch nước hay Tổng bí thư làm Trưởng ban thì cũng vậy, bởi những thành viên trong ban đều là những người kiêm nhiệm ở các bộ, ngành (ở địa phương cũng tương tự). Như vậy, tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi vẫn diễn ra, “chẳng qua thay đổi màu áo”.
Theo hồi âm của Ủy ban Tư pháp, việc thành lập một cơ quan độc lập trong phòng, chống tham nhũng là vấn đề đổi mới quan trọng có liên quan tới quy định của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Vấn đề này cần được tổng kết, đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, nghiên cứu đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Ủy ban Tư pháp sẽ kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu đề xuất phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
Vẫn liên quan đến giải pháp, cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng xử lý tham nhũng căn cứ theo giá trị tham nhũng.
Cụ thể: người tham nhũng từ 1 tỷ đồng trở lên cần phải tử hình, thu hồi tài sản từ tham nhũng mà có; đối với người tham nhũng dưới 1 tỷ đồng thì tùy mức độ mà áp dụng hình phạt tù tương xứng. Đồng thời, đối với những người tham nhũng thì không được hưởng các chính sách hưu trí theo luật bảo hiểm xã hội và các chính sách khác của Đảng và Nhà nước.
Thời gian tới, trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Ủy ban Tư pháp sẽ lưu ý những nội dung này, bảo đảm chính sách hình sự nghiêm khắc đối với tội phạm tham nhũng, đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay, Ủy ban Tư pháp tiếp thu.
Cử tri tỉnh Cà Mau phản ánh, hiện nay có một số cán bộ, công chức sau khi về hưu hoặc chuyển ngành thì xây dựng nhà hàng tỷ đồng. Kiến nghị được gửi đến với Quốc hội là bổ sung trong Luật Phòng, chống tham nhũng về việc cán bộ, công chức về hưu cũng phải kê khai tài sản để làm rõ số tiền, tài sản trên xuất xứ từ đâu.
Theo Ủy ban Tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng mới được Quốc hội thông qua và đang trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. Theo các quy định của Luật thì không loại trừ việc xử lý đối với những người về hưu mà trong thời gian đương chức vi phạm pháp luật tham nhũng.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Ủy ban Tư pháp kiến nghị Quốc hội giao cho Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá để sửa đổi toàn diện Luật phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới đặc biệt về các vấn đề như kiểm soát tài sản tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn ngay cả trong trường hợp họ đã nghỉ hưu; quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng…
Cùng mối quan tâm về kê khai tài sản, cử tri tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng Luật Phòng chống tham nhũng hiện nay việc kê khai tài sản của người có trách nhiệm kê khai không trung thực, làm sai lệch hồ sơ quản lý nhưng cũng chưa bị xử lý.
Còn cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị, Luật Phòng chống tham nhũng phải quy định rõ việc công khai tài sản của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước dân.
Ủy ban Tư pháp nêu rõ, điều 44, điều 46a Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định cụ thể trách nhiệm kê khai tài sản, thời hạn, trình tự kê khai tài sản của cán bộ, công chức trong đó có các cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Thể chế hóa quy định này, ngày 17/7/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản thu nhập trong đó quy định cụ thể về đối tượng, trình tự, thủ tục, phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập.
Trả lời cử tri, Ủy ban Tư pháp thể hiện quyết tâm thời gian tới sẽ tiếp tục giám sát, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tích cực, chủ động, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, hạn chế tối đa việc miễn trách nhiệm hình sự, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, áp dụng khung hình phạt sai quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, Ủy ban này sẽ tăng cường giám sát công tác phát hiện và xử lý người có hành vi tham nhũng, rà soát các trường hợp xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi liên quan đến tham nhũng, tránh bỏ lọt tội phạm; bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.