Thủ tướng chính thức lập khu kinh tế Phú Quốc
Khu kinh tế Phú Quốc được tổ chức thành khu phi thuế quan và khu thuế quan
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Theo quyết định của Thủ tướng, đây là khu kinh tế ven biển, có ranh giới bao gồm toàn bộ huyện đảo Phú Quốc với các đô thị: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã: Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và xã Hòn Thơm (gồm toàn bộ cụm đảo phía Nam An Thới).
Khu kinh tế Phú Quốc được tổ chức thành khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan là khu vực được xác định gắn với cảng An Thới và sân bay Phú Quốc.
Khu thuế quan là khu vực còn lại gồm các khu chức năng: khu du lịch, dịch vụ, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.
Quy mô, vị trí từng khu vực được xác định tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030.
Trong khi đó, tổ chức, hoạt động và các cơ chế, chính sách đối với khu kinh tế Phú Quốc được thực hiện theo Luật Đầu tư, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Được biết, huyện đảo Phú Quốc nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên gần 50 km về phía Đông. Diện tích tự nhiên gần 59.000 ha, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, diện tích 567 km2 nằm trong vùng biển tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Trước đó, vào tháng 7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn 5 nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2015.
5 nhóm khu kinh tế ven biển nêu trên gồm: nhóm khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi); khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).
Việc lựa chọn các khu kinh tế để tập trung đầu tư xuất phát từ việc nhu cầu vốn cho các khu kinh tế quá lớn trong khi ngân sách Trung ương và địa phương không đủ để hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Tiến độ xây dựng và thu hút đầu tư tại nhiều khu kinh tế hiện nay vẫn rất chậm chạp so với kỳ vọng mà nguyên nhân chính vẫn là thiếu vốn.
Theo quyết định của Thủ tướng, đây là khu kinh tế ven biển, có ranh giới bao gồm toàn bộ huyện đảo Phú Quốc với các đô thị: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã: Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và xã Hòn Thơm (gồm toàn bộ cụm đảo phía Nam An Thới).
Khu kinh tế Phú Quốc được tổ chức thành khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan là khu vực được xác định gắn với cảng An Thới và sân bay Phú Quốc.
Khu thuế quan là khu vực còn lại gồm các khu chức năng: khu du lịch, dịch vụ, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.
Quy mô, vị trí từng khu vực được xác định tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030.
Trong khi đó, tổ chức, hoạt động và các cơ chế, chính sách đối với khu kinh tế Phú Quốc được thực hiện theo Luật Đầu tư, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Được biết, huyện đảo Phú Quốc nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên gần 50 km về phía Đông. Diện tích tự nhiên gần 59.000 ha, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, diện tích 567 km2 nằm trong vùng biển tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Trước đó, vào tháng 7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn 5 nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2015.
5 nhóm khu kinh tế ven biển nêu trên gồm: nhóm khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi); khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).
Việc lựa chọn các khu kinh tế để tập trung đầu tư xuất phát từ việc nhu cầu vốn cho các khu kinh tế quá lớn trong khi ngân sách Trung ương và địa phương không đủ để hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Tiến độ xây dựng và thu hút đầu tư tại nhiều khu kinh tế hiện nay vẫn rất chậm chạp so với kỳ vọng mà nguyên nhân chính vẫn là thiếu vốn.