Tín hiệu tích cực từ cửa khẩu Móng Cái

Trương Quốc Cường
Chia sẻ

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ đầu năm đến đến giữa tháng 6/2023 thông qua cửa khẩu Móng Cái đạt 1.5 tỷ USD, tăng 8,24% so với cùng kỳ 2022...

Xuất nhập khẩu qua Móng Cái đang có nhiều tín hiệu khả quan
Xuất nhập khẩu qua Móng Cái đang có nhiều tín hiệu khả quan

Với nỗ lực khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu của các cấp quản lý, hoạt động giao thương tại cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) đang từng bước ổn định hoạt động với nhiều kết quả rất tích cực.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ đầu năm đến đến giữa tháng 6/2023 thông qua cửa khẩu Móng Cái đạt 1.5 tỷ USD, tăng 8,24% so với cùng kỳ 2022.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 460,8 triệu USD. Thu ngân sách nhà nước đạt 667,77 tỷ đồng; tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022.

Cũng tính đến giữa tháng 6/2023 cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã thu hút 302 doanh nghiệp mới, nâng tổng số 694 doanh nghiệp làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn, tăng 70% so với cùng kỳ 2022.

Tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đạt gần 753 nghìn tấn, tăng 265% so cùng kỳ năm 2022. Nếu không có biến động đột xuất ước đến hết quý II/2023 con số đó sẽ chạm tới khoảng 833 nghìn tấn tăng 198% so cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, cửa khẩu cầu Bắc Luân II có 21.534 phương tiện xuất nhập cảnh chở gần 360 ngàn tấn hàng hóa xuất nhập khẩu; tăng 147% lượng hàng hóa so với cùng kỳ năm 2022; trung bình mỗi ngày có 160 phương tiện chở 2.662 tấn hàng hóa.

Tại lối mở Km3+4 Hải Yên, có 22.704 phương tiện chở gần 372,5 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu (bình quân đạt 143 phương tiện/ngày, 2.343 tấn hàng/ngày), tăng 585% so cùng kỳ 2022.

Về chủng loại hàng hóa, từ đầu năm đến nay mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là hoa quả, bột sắn, thủy – hải sản đông lạnh, tôm – cua - cá sống và hàng khô khác. Ở chiều ngược lại hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng tạp, hàng vải.

Cũng từ đầu năm đến giữa tháng 6/2023, tổng lượt người xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt gần 1,1 triệu lượt người; trong đó, lượng người Việt Nam nhập cảnh là 265 nghìn lượt, người Trung Quốc nhập cảnh gần 285 nghìn lượt người và 614 lượt người quốc tịch khác. Có gần 548 nghìn lượt người xuất cảnh.

Tuy nhiên, hiện công dân Việt Nam muốn nhập cảnh vào Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái vẫn phải thông qua các công ty du lịch, lữ hành tổ chức thành đoàn khách.

Được biết, Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã thu khoảng 47,9 tỷ đồng từ các loại phí, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2022 gồm: phí phương tiện đường bộ, phí hàng hoá tạm nhập tái xuất và phí dịch vụ. Đơn vị này đã nộp ngân sách nhà nước gần 43,5 tỷ đồng. Ước thực hiện đến ngày 30/6/2023, tổng số thu phí đạt 52.379,5 triệu đồng, tăng 12,2% so cùng kỳ năm 2022, đạt 29,6% kế hoạch giao.

Để đạt được những kết quả trên không thể không nhắc đến những nỗ lực lớn của các cấp quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung cũng như thành phố Móng Cái nói riêng.

Thông qua nhiều cuộc hội đàm, giao lưu, khảo sát, Chính quyền các cấp 2 bên biên giới đã từng bước nối lại nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh tế -xã hội. Cư dân hai bên biên giới và các thương nhân qua lại giao thương, buôn bán, khách du lịch thăm quan lẫn nhau có chiều hướng tăng mạnh. Hoạt động thương mại nội địa được khôi phục, đi vào ổn định, các chợ trên địa bàn thành phố hoạt động sôi động trở lại.

UBND TP Móng Cái cũng liên tục chủ động bám sát, triển khai kịp thời các nhiệm vụ theo đúng chỉ đạo của tỉnh và Trung ương, thống nhất các giải pháp điều chỉnh, triển khai linh hoạt một số biện pháp phòng chống dịch trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới phù hợp với chính sách nới lỏng phòng chống dịch bệnh của 2 nước. Tận dụng tốt thời cơ hoạt động thông quan trở lại bình thường, bố trí đầy đủ lực lượng làm việc tại các cửa khẩu, lối mở biên giới, triển khai các giải pháp duy trì ổn định, thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hóa xuất khẩu hàng hóa trong tình hình mới.

Thành phố cũng tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thu hút doanh nghiệp thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn; chủ động, tích cực nắm bắt thông tin, tình hình biên giới, cửa khẩu, những thay đổi về chính sách xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu của 2 nước để kịp thời thông tin cho các doanh nghiệp để chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con