Trồng lúa dở, hờn thương lái

Chia sẻ

Đã có lúc, ức lòng, người bán lúa chỉ cầu “đừng có thương lái trên đời này” để họ bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu

Lúa từ Campuchia về dọc biên giới - Ảnh: Lê Hoàng Yến.
Lúa từ Campuchia về dọc biên giới - Ảnh: Lê Hoàng Yến.
Mấy ngày gần đây, do một số doanh nghiệp trở bộ mua gạo nên giá lúa Jasmine đứng ở mức 6.900 đồng/kg, lúa thường 4.500 đồng/kg. Nhưng nông dân ít có lúa Jasmine để bán, tồn đọng nhiều lúa 50404

Năm ngoái, giá lúa Jasmine ở thời điểm này là 7.200 - 7.300 đồng/ký, giá vật tư thấp hơn nên người trồng lúa có lời.

“50404 xin đừng gọi - cảm ơn”

Đã có lúc, ức lòng, người bán lúa chỉ cầu “đừng có thương lái trên đời này” để họ bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng trong chuỗi cung ứng lúa gạo, từ lâu nếu không có thương lái, doanh nghiệp cũng không thể hoạt động.

Ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ (Cần Thơ) nói: “Chúng tôi vẫn phải cậy tới thương lái. Sông rạch chằng chịt, không cậy họ thì lực lượng đâu mà làm. Thương lái đầu tư phương tiện, vốn liếng và mang cả lực lượng bốc vác vô tới vùng sâu mua lúa, xay lức và bán gạo”.

Nếu đầu tư như thương lái, ông Khải tính toán: “Chi phí giảm khoảng 150 - 200 đồng/kg tuỳ thời điểm thu hoạch và cự ly vận chuyển (lúa ướt khi sấy xong sẽ giảm trọng lượng). Giá trị tăng thêm khoảng 15% nhờ giữ được chất lượng và số lượng”.

Nhưng các doanh nghiệp không làm như họ, ông Khải giải thích: “Muốn làm như vậy phải có đất, vị trí thích hợp việc vận chuyển, tốn quá nhiều tiền. Sợ chi phí cao nên các công ty chỉ mua gạo, thậm chí không lắp đặt máy bóc vỏ, vừa khỏi lo xử lý trấu vừa có thể kiểm soát được chất lượng gạo khi mua vào”.

Thương lái không thèm mua lúa ở đây, họ chỉ tìm lúa ngon để mua. Có ghe đề chữ “50404 xin đừng gọi - cảm ơn”. Một nông dân ở Hậu Giang kể, giọng hờn trách.

Lúa Campuchia tràn về

Năm ngoái, đầu tháng 11 các thương lái từ các tỉnh tập trung ở kinh Vĩnh Tế, Xuân Tô (Tịnh Biên, An Giang) mua lúa mùa từ Campuchia chở qua. Năm nay, có vẻ thương lái đông hơn.

Chị Tiết, một thương lái ở Cái Bè, Tiền Giang, cho biết: “Cứ mỗi tuần hai chuyến, mỗi chuyến mua 70 tấn lúa. Phía bên kia biên giới cũng là thương lái mua gom lúa từ Takeo, Candal, Kongpong Speui và cả Pusat chuyển về".

Các thương lái Campuchia nói khu vực giáp giới với An Giang, Đồng Tháp có nhiều nhà máy và tiện đường hơn phía Phnom Penh. Khu vực Pusat gần Thái Lan, mua bán có thể thuận lợi hơn. “Nhưng thương lái ở đây hiểu ý nhau, làm ăn lâu rồi nên đưa về đây”, một thương lái nói.

Lúa từ Campuchia bán cho thương lái Việt Nam là giống Khawdakmali, Jasmine… giá từ 5.000 - 5.300 đồng/kg. Giá không tốt như năm ngoái, thậm chí thấp hơn giá bên Việt Nam cả ngàn đồng một ký, nhưng Campuchia sắp đến mùa cúng trăng nên nông dân bán lúa để có tiền đi lễ hội. Một số khác là lúa của người Việt đi thuê đất bên Campuchia, nay chở lúa về. Tất cả đều là lúa ngon, được phép qua lại biên giới miễn thuế.

Việc thương lái đưa lúa gạo ngoại về khiến thị trường lúa gạo trong nước vốn khê đọng càng khê đọng hơn. Nhưng thực trạng này cũng có cách nhìn khác là, lúa gạo qua lại giữa hai quốc gia thành viên WTO là chuyện bình thường. Tại Cần Thơ, Gentraco đang có hướng hợp tác với khách hàng Campuchia để xuất khẩu gạo.

Gạo IR 50404 bị liệt vào loại dở, giá bán 2.500 đồng/kg không ai mua. Nay nhích lên 3.100 đồng/kg, thương lái mua khi doanh nghiệp có nhu cầu phối trộn gạo. Trước đây, gạo ngon - gạo dở chỉ chênh nhau 50 - 70 đồng/kg, IR50404 lại cho năng suất vượt trội nên nông dân cứ canh tác giống này.

Hết khủng hoảng lương thực, các cường quốc xuất khẩu gạo lại đưa giống gạo ngon ra giao dịch để kéo giá lên. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ chuộng một vài loại giống quen thuộc như Nam Thơm (Khawdakmali), hương lài (Jasmine)…

Tiến sĩ Dương Văn Chín, Phó viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết: đồng bằng sông Cửu Long có tổng cộng 141 giống lúa được xếp vào nhóm giống có thành tích cao nhất trong mỗi thí nghiệm hoặc mỗi cuộc đánh giá giống trong hai vụ đông xuân 2006 - 2007 và 2007 - 2008.

Tuy nhiên, nông dân thấy khó làm, khó kiếm giống nguyên chủng nên quay về làm lúa IR 50404. Khi diện tích giống lúa này nâng lên tới 30% toàn vùng và thị trường nhiều thay đổi thì cái dở của lúa gạo biến thành rối rắm của vùng nguyên liệu.

Doanh nghiệp lo tìm nguồn gạo ngon, thương lái không lui tới nữa. Dân trồng lúa dở lại trách hờn thương lái. Có ai giúp nông dân biết trồng lúa IR 50404 sẽ không bán được?

Gia Khiêm (SGTT)

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con