TSMC nắm giữ 62% thị phần doanh thu sản xuất bán dẫn toàn cầu
Trong quý 2/2024, doanh thu TSMC ghi nhận mức tăng trưởng liên tiếp 13,6% do nhu cầu đối với các công nghệ chip 5nm và 3nm tăng cao, giúp công tỷ sản xuất bán dẫn Đài Loan tiếp tục nắm giữ phần lớn thị phần sản xuất vi mạch toàn cầu…
Theo báo cáo mới đây của Counterpoint, công ty bán dẫn Đài Loan vẫn nắm giữ đến 62% thị phần sản xuất bán dẫn toàn cầu, giữ nguyên thị phần từ quý 1/2024, tăng 4% so với cùng kỳ 2023.
Cụ thể, theo báo cáo mới đây của Counterpoint, doanh thu quý 2/2024 của TSMC ghi nhận công ty đạt 20,82 tỷ USD. Dù cho các đối thủ của họ là Samsung và Intel đang nỗ lực đe dọa vị thế, tuy nhiên trong báo cáo mới đây của Counterpoint, công ty bán dẫn Đài Loan vẫn nắm giữ đến 62% thị phần sản xuất bán dẫn toàn cầu, giữ nguyên thị phần từ quý 1/2024, song 4% so với cùng kỳ 2023.
TSMC dự kiến doanh thu quý 3/2024 của công ty sẽ đạt 22,4 tỷ USD – 23,2 tỷ USD, tăng 9,5% so với quý này. Cùng với đó, doanh thu thu cả năm của TSMC sẽ tăng 25% so với doanh thu năm ngoái.
SMIC, nhà sản xuất chip được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, hiện là nhà xuất chip tiên tiến nhất Trung Quốc. Trong số các nhà sản xuất chip hợp đồng, SMIC được đánh giá là chỉ tụt hậu so với TSMC ở Đài Loan và Samsung ở Hàn Quốc về doanh số bán hàng.
Gã khổng lồ chip hiện đang sản xuất chip 3 nanomet và có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 2 nanomet vào năm 2025. Thông thường, kích thước nanomet nhỏ hơn tạo ra các chip mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
TSMC cho biết sự phát triển của công nghệ 2 nanomet đang "tiến triển tốt" và đang đi đúng hướng để sản xuất hàng loạt vào năm 2025. Nếu công nghệ này thành công, rất khó để các đối thủ khác có thể làm lung lay vị thế của gã khổng lồ bán dẫn này.
Trong TSMC đang thống trị cả ngành sản xuất bán dẫn, một công ty sản xuất bán dẫn khác của Đài Loan là UMC chỉ chiếm khoảng 5% thị phần bán dẫn toàn cầu, một phần rất nhỏ so với miếng bánh mà TSMC đang có.
Bên cạnh đó, đối thủ của TSMC tại Hàn Quốc, Samsung cũng giữ nguyên thị phần từ quý 1/2024 với 13% thị phần, chỉ bằng khoảng 1/5 doanh thu của TSMC.
Trong báo cáo thu nhập quý 2, Samsung cho biết doanh thu của tập đoàn đã tăng khoảng 15 lần so với một năm trước, động lực chủ yếu tới từ hoạt động kinh doanh bán dẫn. Trong quỹ đầu tư phát triển cơ sở vật chất khoảng 9 tỷ USD, Samsung cũng đã dành 7,4 tỷ USD vào lĩnh vực chip.
Tại Hàn Quốc, một nhà sản xuất bán dẫn khác là SK Hynix cũng đang đuổi kịp tốc độ của Samsung trong lĩnh vực bán dẫn, với khoảng cách lợi nhuận hoạt động giữa hai công ty được một tờ báo Hàn Quốc đưa tin đã thu hẹp chỉ còn khoảng 4 triệu USD trong nửa đầu năm. Thông tin này khiến nhiều chuyên gia suy đoán SK Hynix sẽ sớm bắt kịp lợi nhuận hoạt động bán dẫn của Samsung và làm xáo trộn thị phần doanh thu bán dẫn toàn cầu trong thời gian tới.
Trong khi đó, nhà sản xuất chip Trung Quốc SMIC hiện đang nắm giữ 5% thị phần sản xuất bán dẫn. Báo cáo lợi nhuận ròng quý 2 của công ty ghi nhận giảm 59,1%, ngay cả khi doanh số bán dẫn toàn cầu của công ty tăng 18,3%. Theo đó, SMIC báo cáo doanh thu đạt 1,9 tỷ USD, trong đó lợi nhuận thu về 164,6 triệu USD (chưa được kiểm toán).
SMIC, nhà sản xuất chip được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, hiện là nhà xuất chip tiên tiến nhất Trung Quốc. SMIC vận hành hơn một chục cơ sở sản xuất chip, được gọi là fabs, trên khắp Trung Quốc và đang lên kế hoạch hoặc xây dựng ít nhất 10 cơ sở nữa.
SMIC, có gần 19.000 nhân viên, đã chi 4,5 tỷ USD cho chi phí vốn trong nửa đầu năm nay, nhiều hơn doanh thu của công ty, theo hồ sơ tài chính của SMIC. Trong số các nhà sản xuất chip hợp đồng, SMIC được đánh giá là chỉ tụt hậu so với TSMC ở Đài Loan và Samsung ở Hàn Quốc về doanh số bán hàng.