Vì sao Eximbank “thay thế” ANZ tại Sacombank?
Qua kế hoạch chuyển nhượng, Eximbank sẽ thay thế ANZ trở thành cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ sở hữu là 9,73%
Qua kế hoạch chuyển nhượng, Eximbank sẽ thay thế ANZ trở thành cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ sở hữu là 9,73%.
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận việc Ngân hàng ANZ chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần (9,6% vốn điều lệ) tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Qua kế hoạch chuyển nhượng này, Eximbank sẽ trở thành cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ sở hữu là 9,73%.
Trên thị trường, hoạt động chuyển nhượng cổ phần là bình thường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở sự kiện này là vì sao Eximbank quyết định đầu tư và nắm một tỷ lệ sở hữu khá lớn như vậy trong bối cảnh một số cổ đông lớn tại Sacombank lần lượt thoái vốn trong thời gian qua.
Kế hoạch thoái vốn của ANZ tại đây không mới, đã được đề cập trong hơn một năm trở lại đây. Họ quyết định thoái vốn sau một thời gian dài gắn bó với Sacombank, sau khi đã thành lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc tại Việt Nam.
Cùng với ANZ, thời gian qua thị trường cũng đã đón nhận thông tin về kế hoạch thoái vốn của Dragon Capital tại Sacombank (hơn 8%). Đây cũng được xem là bình thường khi quá trình nắm giữ và gắn bó đã được 10 năm liền, Dragon Capital cần cơ cấu lại danh mục theo chiến lược đầu tư mới.
Hiện tại, một cổ đông lớn khác là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) cũng vừa thông báo và đang trong kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại Sacombank với 3,924%.
Trước đó, trong năm 2011, những xáo trộn trong cơ cấu cổ đông và các hoạt động bán ra - mua vào quy mô lớn tại ngân hàng này là một dòng chảy thông tin nổi bật trên thị trường.
Trong bối cảnh như vậy, việc nhận chuyển nhượng nói trên của Eximbank thu hút sự chú ý của công chúng đầu tư. Nhưng nếu hỏi ngược lại, vì sao các cổ đông lớn đó phải thoái vốn, thì thương vụ này không phải là một sự “ngược dòng”, thậm chí có thể được chú ý ở yếu tố cơ hội…
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho rằng đó là một hoạt động đầu tư bình thường; Eximbank cần đa dạng hơn sự phân bổ vốn thay vì chỉ tập trung cho tín dụng, nhất là sau khi năng lực tài chính của ngân hàng đã được nâng cao trong hai năm gần đây.
Cụ thể, trong hai năm gần đây, Eximbank trở thành một trong những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, hiện đạt trên 13.500 tỷ đồng; tổng tài sản cũng ở nhóm dẫn đầu trong khối với khoảng 183.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2011.
“Sau khi củng cố năng lực tài chính, cân đối các nguồn vốn và Eximbank có nhu cầu mở rộng danh mục đầu tư. Bản thân Eximbank trong những năm qua cũng đã cơ cấu lại danh mục của mình. Điều đó cũng như kế hoạch đầu tư vào Sacombank là bình thường. Trong kế hoạch này, chúng tôi lựa chọn điểm đến gần với mình, am hiểu ở lĩnh vực đó và ở đây là lĩnh vực ngân hàng”, ông Phước nói.
Với Sacombank, ông Phước cho biết, quyết định đầu tư được đưa ra trước hết có từ định hướng lựa chọn lĩnh vực, thứ nữa là Eximbank đánh giá cao tiềm năng hoạt động và phát triển của Sacombank.
Kết thúc năm 2011, Sacombank ước đạt 2.740 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đây cũng là một ngân hàng mạnh trong khối cổ phần khi có vốn chủ sở hữu đạt tới 14.224 tỷ đồng; tổng tài sản đạt khoảng 140.000 tỷ đồng; đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm khoảng 0,56% tổng dư nợ.
Với Eximbank, ngoài sự tăng cường năng lực tài chính nói trên, 2011 cũng là một năm thành công khi có lợi nhuận trước thuế ước đạt tới 4.056 tỷ đồng. Đây cũng là con số hàng đầu về giá trị tuyệt đối trong kết quả lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại cổ phần trong năm qua.
Với thị trường, qua kế hoạch chuyển nhượng trên, năm 2012 sẽ có thêm sự đồng hành giữa hai ngân hàng thương mại có quy mô lớn.
Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận việc Ngân hàng ANZ chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần (9,6% vốn điều lệ) tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Qua kế hoạch chuyển nhượng này, Eximbank sẽ trở thành cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ sở hữu là 9,73%.
Trên thị trường, hoạt động chuyển nhượng cổ phần là bình thường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở sự kiện này là vì sao Eximbank quyết định đầu tư và nắm một tỷ lệ sở hữu khá lớn như vậy trong bối cảnh một số cổ đông lớn tại Sacombank lần lượt thoái vốn trong thời gian qua.
Kế hoạch thoái vốn của ANZ tại đây không mới, đã được đề cập trong hơn một năm trở lại đây. Họ quyết định thoái vốn sau một thời gian dài gắn bó với Sacombank, sau khi đã thành lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc tại Việt Nam.
Cùng với ANZ, thời gian qua thị trường cũng đã đón nhận thông tin về kế hoạch thoái vốn của Dragon Capital tại Sacombank (hơn 8%). Đây cũng được xem là bình thường khi quá trình nắm giữ và gắn bó đã được 10 năm liền, Dragon Capital cần cơ cấu lại danh mục theo chiến lược đầu tư mới.
Hiện tại, một cổ đông lớn khác là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) cũng vừa thông báo và đang trong kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại Sacombank với 3,924%.
Trước đó, trong năm 2011, những xáo trộn trong cơ cấu cổ đông và các hoạt động bán ra - mua vào quy mô lớn tại ngân hàng này là một dòng chảy thông tin nổi bật trên thị trường.
Trong bối cảnh như vậy, việc nhận chuyển nhượng nói trên của Eximbank thu hút sự chú ý của công chúng đầu tư. Nhưng nếu hỏi ngược lại, vì sao các cổ đông lớn đó phải thoái vốn, thì thương vụ này không phải là một sự “ngược dòng”, thậm chí có thể được chú ý ở yếu tố cơ hội…
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, cho rằng đó là một hoạt động đầu tư bình thường; Eximbank cần đa dạng hơn sự phân bổ vốn thay vì chỉ tập trung cho tín dụng, nhất là sau khi năng lực tài chính của ngân hàng đã được nâng cao trong hai năm gần đây.
Cụ thể, trong hai năm gần đây, Eximbank trở thành một trong những ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, hiện đạt trên 13.500 tỷ đồng; tổng tài sản cũng ở nhóm dẫn đầu trong khối với khoảng 183.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2011.
“Sau khi củng cố năng lực tài chính, cân đối các nguồn vốn và Eximbank có nhu cầu mở rộng danh mục đầu tư. Bản thân Eximbank trong những năm qua cũng đã cơ cấu lại danh mục của mình. Điều đó cũng như kế hoạch đầu tư vào Sacombank là bình thường. Trong kế hoạch này, chúng tôi lựa chọn điểm đến gần với mình, am hiểu ở lĩnh vực đó và ở đây là lĩnh vực ngân hàng”, ông Phước nói.
Với Sacombank, ông Phước cho biết, quyết định đầu tư được đưa ra trước hết có từ định hướng lựa chọn lĩnh vực, thứ nữa là Eximbank đánh giá cao tiềm năng hoạt động và phát triển của Sacombank.
Kết thúc năm 2011, Sacombank ước đạt 2.740 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đây cũng là một ngân hàng mạnh trong khối cổ phần khi có vốn chủ sở hữu đạt tới 14.224 tỷ đồng; tổng tài sản đạt khoảng 140.000 tỷ đồng; đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm khoảng 0,56% tổng dư nợ.
Với Eximbank, ngoài sự tăng cường năng lực tài chính nói trên, 2011 cũng là một năm thành công khi có lợi nhuận trước thuế ước đạt tới 4.056 tỷ đồng. Đây cũng là con số hàng đầu về giá trị tuyệt đối trong kết quả lợi nhuận của khối ngân hàng thương mại cổ phần trong năm qua.
Với thị trường, qua kế hoạch chuyển nhượng trên, năm 2012 sẽ có thêm sự đồng hành giữa hai ngân hàng thương mại có quy mô lớn.