Vì sao giá đất Hà Nội quá cao?
Nếu so với cuối năm 2008, hiện giá nhà đất ở Hà Nội đã tăng 30-50%, thậm chí có nơi tăng 80%!
Hôm rồi, anh rể tôi ở Tp.HCM gọi điện nhờ tìm mua hộ một mảnh đất để chuyển ra Hà Nội sinh sống sau nhiều năm bôn ba ở Tp.HCM.
Tôi hỏi anh có bao nhiêu tiền mà có ý định mua đất Hà Nội, anh trả lời có căn nhà ba tầng trên diện tích đất 80 m2 tại Thủ Đức. Tôi trả lời được, nhưng hóa ra...
Giật mình với giá đất
Một tuần sau, tôi gọi điện cho anh nói đã tìm được căn nhà ba lầu trên diện tích đất 35 m2 nằm trong ngõ rộng 3,5 mét tại quận Đống Đa gần Đại học Thủy lợi, giá 3,5 tỉ đồng.
Nghe xong, giọng ông anh rể trong máy điện thoại chùng xuống: “Sao mà đắt dữ vậy”? Tôi hỏi, thế nhà của anh ở Thủ Đức giá được bao nhiêu? “Khoảng 1,4 tỉ đồng”. Nghe anh trả lời, chính tôi cũng không khỏi giật mình.
Nghĩ cũng lạ, nếu so sánh thì thu nhập của người Tp.HCM cao hơn so với Hà Nội, nhưng tại sao giá nhà đất ở Hà Nội lại cao hơn Tp.HCM nhiều như vậy!
Thực ra, bất động sản có giá cao và có xu hướng ngày một tăng thêm thì tỉnh, thành nào cũng xảy ra. Song, ở những địa phương khác, giá cao chỉ tập trung vào các loại nhà, đất mặt tiền, còn ở những nơi vị trí khác (trong ngõ) so với mặt bằng chung thì giá không đắt là bao. Thế nhưng, ở Hà Nội thì lại khác, bất kỳ vị trị nào trong các quận nội thành giá đất vẫn đắt “cắt cổ”.
Ở thời điểm hiện tại, nếu cầm khoảng 1 tỉ đồng trong tay, khó mà mua nổi một mảnh đất hoặc căn nhà có diện tích đất khoảng 35 m2 trong những quận nội thành. Trong khi đó, tại Tp.HCM (có lẽ trừ quận 1, quận 3...) với khoảng 1 tỉ đồng, khách hàng đã có thể tậu mảnh đất cỡ 40-50 m2.
Điều đáng nói, nếu cách đây vài năm, ở Hà Nội với khoảng 1 tỉ đồng đã mua được một căn nhà tàm tạm thì nay ít nhất cũng phải cần 2 tỉ đồng trở lên. Không kể những mảnh đất mặt tiền ở phố cổ có giá bán trên trời, khoảng 300 triệu đến cả tỉ đồng/m2, giá đất ở những vị trí tương đối thuận lợi, ô tô vào đến nhà tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng... giá hiện đang dao động từ 60-200 triệu đồng/m2!
Còn trong các ngõ hẻm sâu thăm thẳm, nơi mà hai xe gắn máy tránh nhau còn khó, giá cũng không dưới 20 triệu đồng/m2. Những khu chung cư, kể cả chung cư cũ, mỗi m2 người mua cũng phải bỏ ra từ 25-50 triệu đồng. Với mức giá “khủng khiếp” như vậy, ngay cả những người có tiền ở Tp.HCM cũng vã mồ hôi khi muốn tìm mua nhà đất tại Thủ đô!
Tại đất chật, người đông?
Trước thời điểm nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô có hiệu lực (1/8/2008), khi đề cập đến nguyên nhân khiến giá bất động sản ở Hà Nội cao nhất nước và thuộc hàng “top ten” trên thế giới, không ít người lý giải là do dân số Hà Nội quá đông mà diện tích tự nhiên lại quá bé nhỏ, toàn thành phố chỉ vỏn vẹn 938 km2 (trong đó khu vực nội thành chiếm khoảng 200 km2). Thành ra cùng với sự tăng dân số về mặt cơ học, đất đai, nhà ở không đáp ứng đủ nhu cầu, nên giá tăng.
Lý giải là vậy, song từ khi nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực đến nay, diện tích Hà Nội đã rộng lên trên 3.500 km2 nhưng giá đất vẫn không hề giảm mà trái lại vẫn tiếp tục tăng cao! Nếu so với cuối năm 2008, hiện giá nhà đất ở Hà Nội đã tăng 30-50%, thậm chí có nơi tăng 80%!
Rõ ràng, giá bất động sản ở Hà Nội cao như hiện tại không hẳn bởi lý do đất chật người đông, mà còn xuất phát từ cơ chế, cách quản lý và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Theo ông Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, “nguyên nhân khiến cho mặt bằng giá nhà đất hiện nay ở Việt Nam cao hơn nhiều nước khác, đặc biệt tại Hà Nội, là do sự điều hành yếu kém đối với thị trường đất cấp 1, hệ thống thuế bất động sản có nhiều thiếu sót khiến thị trường chậm trưởng thành. Một số ý kiến cho rằng giá đất cao thì có lợi cho thu ngân sách nhưng quên rằng nó làm tăng chi ngân sách còn nhiều hơn và còn làm biến dạng thị trường, gia tăng khoảng cách giàu nghèo...”.
Xét về khía cạnh tài chính, một số chuyên gia cho rằng sở dĩ giá nhà đất hiện nay quá cao là do trước đây các doanh nghiệp bất động sản đã vay một khoản tiền lớn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao để đầu tư dự án. Vì vậy, để có lời, các doanh nghiệp này buộc phải bán sản phẩm với giá cao, dẫn đến mặt bằng giá nhà đất ngày một cao hơn. Nhận định này cũng có cơ sở, vì chỉ tính đến thời điểm cuối năm 2008, tổng dư nợ vốn cho vay đầu tư bất động sản tại các tổ chức tín dụng trong cả nước đã hơn 115.000 tỉ đồng (chiếm 9,5% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế), trong đó Hà Nội và Tp.HCM chiếm khoảng 75%.
Trước tình hình đó, lẽ ra các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước phải có biện pháp kiểm soát chặt đầu vào để bình ổn thị trường, nhưng rất tiếc người ta lại tiếp tục căn cứ giá trên thị trường để xây xựng khung giá đất áp dụng cho địa phương của mình.
Việc “mở đường cho hươu chạy” này xuất phát từ chính Bộ luật Đất đai: “Hàng năm căn cứ vào giá thị trường, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có quyền ban hành khung giá đất áp dụng cho địa phương mình”.
Chính điều này đã dẫn đến hệ quả khung giá đất của chính quyền địa phương năm sau luôn cao hơn năm trước. Rồi sang năm sau nữa, thấy giá trên thị trường tăng cao, chính quyền địa phương lại tiếp tục nâng khung giá đất lên thêm. Cái vòng luẩn quẩn đó đã góp phần làm cho giá đất tăng cao không biết đâu là điểm dừng.
Riêng với thị trường Hà Nội, ngoài những yếu tố trên, góp phần làm cho giá tăng quá cao như hiện nay, theo TS. Vũ Quang Thọ (Đại học Công đoàn Hà Nội), có lẽ còn do “xung lực” từ một lượng tiền cực lớn không rõ nguồn gốc đang đổ vào thị trường bất động sản. Mà để làm rõ điều này, rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, Quốc hội.
Lê Hà (TBKTSG)
Tôi hỏi anh có bao nhiêu tiền mà có ý định mua đất Hà Nội, anh trả lời có căn nhà ba tầng trên diện tích đất 80 m2 tại Thủ Đức. Tôi trả lời được, nhưng hóa ra...
Giật mình với giá đất
Một tuần sau, tôi gọi điện cho anh nói đã tìm được căn nhà ba lầu trên diện tích đất 35 m2 nằm trong ngõ rộng 3,5 mét tại quận Đống Đa gần Đại học Thủy lợi, giá 3,5 tỉ đồng.
Nghe xong, giọng ông anh rể trong máy điện thoại chùng xuống: “Sao mà đắt dữ vậy”? Tôi hỏi, thế nhà của anh ở Thủ Đức giá được bao nhiêu? “Khoảng 1,4 tỉ đồng”. Nghe anh trả lời, chính tôi cũng không khỏi giật mình.
Nghĩ cũng lạ, nếu so sánh thì thu nhập của người Tp.HCM cao hơn so với Hà Nội, nhưng tại sao giá nhà đất ở Hà Nội lại cao hơn Tp.HCM nhiều như vậy!
Thực ra, bất động sản có giá cao và có xu hướng ngày một tăng thêm thì tỉnh, thành nào cũng xảy ra. Song, ở những địa phương khác, giá cao chỉ tập trung vào các loại nhà, đất mặt tiền, còn ở những nơi vị trí khác (trong ngõ) so với mặt bằng chung thì giá không đắt là bao. Thế nhưng, ở Hà Nội thì lại khác, bất kỳ vị trị nào trong các quận nội thành giá đất vẫn đắt “cắt cổ”.
Ở thời điểm hiện tại, nếu cầm khoảng 1 tỉ đồng trong tay, khó mà mua nổi một mảnh đất hoặc căn nhà có diện tích đất khoảng 35 m2 trong những quận nội thành. Trong khi đó, tại Tp.HCM (có lẽ trừ quận 1, quận 3...) với khoảng 1 tỉ đồng, khách hàng đã có thể tậu mảnh đất cỡ 40-50 m2.
Điều đáng nói, nếu cách đây vài năm, ở Hà Nội với khoảng 1 tỉ đồng đã mua được một căn nhà tàm tạm thì nay ít nhất cũng phải cần 2 tỉ đồng trở lên. Không kể những mảnh đất mặt tiền ở phố cổ có giá bán trên trời, khoảng 300 triệu đến cả tỉ đồng/m2, giá đất ở những vị trí tương đối thuận lợi, ô tô vào đến nhà tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng... giá hiện đang dao động từ 60-200 triệu đồng/m2!
Còn trong các ngõ hẻm sâu thăm thẳm, nơi mà hai xe gắn máy tránh nhau còn khó, giá cũng không dưới 20 triệu đồng/m2. Những khu chung cư, kể cả chung cư cũ, mỗi m2 người mua cũng phải bỏ ra từ 25-50 triệu đồng. Với mức giá “khủng khiếp” như vậy, ngay cả những người có tiền ở Tp.HCM cũng vã mồ hôi khi muốn tìm mua nhà đất tại Thủ đô!
Tại đất chật, người đông?
Trước thời điểm nghị quyết của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô có hiệu lực (1/8/2008), khi đề cập đến nguyên nhân khiến giá bất động sản ở Hà Nội cao nhất nước và thuộc hàng “top ten” trên thế giới, không ít người lý giải là do dân số Hà Nội quá đông mà diện tích tự nhiên lại quá bé nhỏ, toàn thành phố chỉ vỏn vẹn 938 km2 (trong đó khu vực nội thành chiếm khoảng 200 km2). Thành ra cùng với sự tăng dân số về mặt cơ học, đất đai, nhà ở không đáp ứng đủ nhu cầu, nên giá tăng.
Lý giải là vậy, song từ khi nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực đến nay, diện tích Hà Nội đã rộng lên trên 3.500 km2 nhưng giá đất vẫn không hề giảm mà trái lại vẫn tiếp tục tăng cao! Nếu so với cuối năm 2008, hiện giá nhà đất ở Hà Nội đã tăng 30-50%, thậm chí có nơi tăng 80%!
Rõ ràng, giá bất động sản ở Hà Nội cao như hiện tại không hẳn bởi lý do đất chật người đông, mà còn xuất phát từ cơ chế, cách quản lý và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Theo ông Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, “nguyên nhân khiến cho mặt bằng giá nhà đất hiện nay ở Việt Nam cao hơn nhiều nước khác, đặc biệt tại Hà Nội, là do sự điều hành yếu kém đối với thị trường đất cấp 1, hệ thống thuế bất động sản có nhiều thiếu sót khiến thị trường chậm trưởng thành. Một số ý kiến cho rằng giá đất cao thì có lợi cho thu ngân sách nhưng quên rằng nó làm tăng chi ngân sách còn nhiều hơn và còn làm biến dạng thị trường, gia tăng khoảng cách giàu nghèo...”.
Xét về khía cạnh tài chính, một số chuyên gia cho rằng sở dĩ giá nhà đất hiện nay quá cao là do trước đây các doanh nghiệp bất động sản đã vay một khoản tiền lớn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao để đầu tư dự án. Vì vậy, để có lời, các doanh nghiệp này buộc phải bán sản phẩm với giá cao, dẫn đến mặt bằng giá nhà đất ngày một cao hơn. Nhận định này cũng có cơ sở, vì chỉ tính đến thời điểm cuối năm 2008, tổng dư nợ vốn cho vay đầu tư bất động sản tại các tổ chức tín dụng trong cả nước đã hơn 115.000 tỉ đồng (chiếm 9,5% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế), trong đó Hà Nội và Tp.HCM chiếm khoảng 75%.
Trước tình hình đó, lẽ ra các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước phải có biện pháp kiểm soát chặt đầu vào để bình ổn thị trường, nhưng rất tiếc người ta lại tiếp tục căn cứ giá trên thị trường để xây xựng khung giá đất áp dụng cho địa phương của mình.
Việc “mở đường cho hươu chạy” này xuất phát từ chính Bộ luật Đất đai: “Hàng năm căn cứ vào giá thị trường, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có quyền ban hành khung giá đất áp dụng cho địa phương mình”.
Chính điều này đã dẫn đến hệ quả khung giá đất của chính quyền địa phương năm sau luôn cao hơn năm trước. Rồi sang năm sau nữa, thấy giá trên thị trường tăng cao, chính quyền địa phương lại tiếp tục nâng khung giá đất lên thêm. Cái vòng luẩn quẩn đó đã góp phần làm cho giá đất tăng cao không biết đâu là điểm dừng.
Riêng với thị trường Hà Nội, ngoài những yếu tố trên, góp phần làm cho giá tăng quá cao như hiện nay, theo TS. Vũ Quang Thọ (Đại học Công đoàn Hà Nội), có lẽ còn do “xung lực” từ một lượng tiền cực lớn không rõ nguồn gốc đang đổ vào thị trường bất động sản. Mà để làm rõ điều này, rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, Quốc hội.
Lê Hà (TBKTSG)