Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam: Không hạn chế số lượng?
Nhiều đại biểu Quốc hội vẫn lo ngại về quy định quá rộng với đối tượng Việt kiều được sở hữu nhà tại Việt Nam
Sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai.
Đây là lần thứ tư, dự án luật chỉ gồm hai điều và có độ dài chưa đến hai trang này được “mổ xẻ” kỹ lưỡng, sau nhiều ý kiến chưa đồng thuận và yêu cầu Chính phủ giải trình thêm về quy định về đối tượng, điều kiện và số nhà ở được sở hữu của người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo quy định hiện hành, dự luật này bổ sung thêm ba nhóm đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt và người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước.
“Đề nghị cho giữ nguyên”
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến cụ thể từng vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu làm rõ.
Theo đó, Thường trực Chính phủ “đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ nguyên như dự thảo” đối với quy định về đối tượng được sử hữu nhà ở và quy định về điều kiện cư trú tại Việt Nam.
Tại các phiên thảo luận trước, một số vị đại biểu Quốc hội lo ngại quy định đối tượng được sở hữu nhà ở như trong dự án luật là hơi rộng.
Thường trực Chính phủ cho rằng nếu không phân định đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói chung thành hai dạng là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam thì sẽ không mở rộng được đối tượng so với quy định hiện hành.
Việc bổ sung hai đối tượng là người có kỹ năng đặc biệt và người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước chiếm số lượng không đáng kể trong số người Việt Nam định cư tại nước ngoài, Bộ trưởng Quân giải trình.
Liên quan đến những ý kiến chỉ nên cho phép các đối tượng người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu một nhà ở, Thường trực Chính phủ cho rằng khi sửa đổi luật mới không nên hạn chế hơn so với luật hiện hành, vì luật hiện hành không quy định số nhà ở được sở hữu.
Và để tránh chuyện kinh doanh, đầu cơ…, Ban soạn thảo bổ sung quy định “được sở hữu nhà dùng để ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình”.
Đồng thời quy định, chủ sở hữu nhà ở chỉ được cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian tạm thời không dùng để ở cho bản thân và gia đình.
Thẩm tra dự luật này, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với những nội dung mà Thường trực Chính phủ “đề nghị giữ nguyên”. Cơ quan này cho rằng, việc bổ sung ba nhóm đối tượng nói trên là hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế.
Còn về số lượng nhà được sở hữu, đa số ý kiến trong Ủy ban thống nhất nên ưu tiên người có công đóng góp cho đất nước, nhà văn hóa, nhà khoa học… Và có thể áp dụng quy định của các luật liên quan để điều chỉnh việc sử dụng sai mục đích.
100 mét vuông là ở được!
Lắng nghe giải trình, thẩm tra, xem cả dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật, song một số vị Ủy viên thường vụ Quốc hội vẫn tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng trước quy định “mở toang” của dự luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Nguyễn Văn Thuận “xin phát biểu lần cuối cùng” với lo ngại “ không biết chính sách này sẽ đi đến đâu”.
Ông cho rằng dự luật đã “mở toang” quyền sở hữu nhà và đất của người Việt ở nước ngoài trong khi người dân trong nước nhiều người còn chưa có nhà ở. “Thú thực là tôi thực sự băn khoăn và không tán thành lắm với việc mở rộng quá như thế này”, ông bày tỏ.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tâm tư: đất làm nhà cho người nghèo ở trong nước hiện cũng rất khó, Việt kiều tự do mua nhà đất như dự luật, chắc chắn sẽ có đầu cơ, ta nên nhìn thấy cả mặt trái của vấn đề này.
Nếu ở đô thị thì chỉ cho phép sở hữu 100 mét vuông thôi, tái định cư cho dân ở đô thị trong dự án Thủy điện Sơn La cũng chỉ 100 mét vuông, ông kiến nghị.
Trưởng ban dân nguyện Trần Thế Vượng thì lại lo “lợi đâu chưa thấy còn rắc rối” thì rất có thể xảy ra. Khi giao dịch thì cơ quan nào, ai xác nhận là người này có công với đất nước Việt Nam? ông đặt câu hỏi.
Với hàng loạt phân tích về các "rắc rối" có thể xảy ra, ông cho rằng quy định về nhà khoa học, nhà văn hóa thuộc đối tương được sở hữu nhà ở rất trừu tượng. Tóm lại “các nhà này” thì tiêu chuẩn thế nào, ai chứng nhận, sau khi mua nhà rồi mới phát hiện không phải "nhà" nào hết thì sẽ thế nào? ông lo lắng.
Cho rằng cần xem xét cho rõ hơn, xem “thế nào cho phải”, song các phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và Tòng Thị Phóng cùng một số vị đại biểu khác cho rằng đã có thể trình dự luật này ra Quốc hội để thông qua trong kỳ họp tới.
Đây là lần thứ tư, dự án luật chỉ gồm hai điều và có độ dài chưa đến hai trang này được “mổ xẻ” kỹ lưỡng, sau nhiều ý kiến chưa đồng thuận và yêu cầu Chính phủ giải trình thêm về quy định về đối tượng, điều kiện và số nhà ở được sở hữu của người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo quy định hiện hành, dự luật này bổ sung thêm ba nhóm đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt và người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước.
“Đề nghị cho giữ nguyên”
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến cụ thể từng vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu làm rõ.
Theo đó, Thường trực Chính phủ “đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ nguyên như dự thảo” đối với quy định về đối tượng được sử hữu nhà ở và quy định về điều kiện cư trú tại Việt Nam.
Tại các phiên thảo luận trước, một số vị đại biểu Quốc hội lo ngại quy định đối tượng được sở hữu nhà ở như trong dự án luật là hơi rộng.
Thường trực Chính phủ cho rằng nếu không phân định đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói chung thành hai dạng là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam thì sẽ không mở rộng được đối tượng so với quy định hiện hành.
Việc bổ sung hai đối tượng là người có kỹ năng đặc biệt và người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước chiếm số lượng không đáng kể trong số người Việt Nam định cư tại nước ngoài, Bộ trưởng Quân giải trình.
Liên quan đến những ý kiến chỉ nên cho phép các đối tượng người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu một nhà ở, Thường trực Chính phủ cho rằng khi sửa đổi luật mới không nên hạn chế hơn so với luật hiện hành, vì luật hiện hành không quy định số nhà ở được sở hữu.
Và để tránh chuyện kinh doanh, đầu cơ…, Ban soạn thảo bổ sung quy định “được sở hữu nhà dùng để ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình”.
Đồng thời quy định, chủ sở hữu nhà ở chỉ được cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian tạm thời không dùng để ở cho bản thân và gia đình.
Thẩm tra dự luật này, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với những nội dung mà Thường trực Chính phủ “đề nghị giữ nguyên”. Cơ quan này cho rằng, việc bổ sung ba nhóm đối tượng nói trên là hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế.
Còn về số lượng nhà được sở hữu, đa số ý kiến trong Ủy ban thống nhất nên ưu tiên người có công đóng góp cho đất nước, nhà văn hóa, nhà khoa học… Và có thể áp dụng quy định của các luật liên quan để điều chỉnh việc sử dụng sai mục đích.
100 mét vuông là ở được!
Lắng nghe giải trình, thẩm tra, xem cả dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật, song một số vị Ủy viên thường vụ Quốc hội vẫn tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng trước quy định “mở toang” của dự luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Nguyễn Văn Thuận “xin phát biểu lần cuối cùng” với lo ngại “ không biết chính sách này sẽ đi đến đâu”.
Ông cho rằng dự luật đã “mở toang” quyền sở hữu nhà và đất của người Việt ở nước ngoài trong khi người dân trong nước nhiều người còn chưa có nhà ở. “Thú thực là tôi thực sự băn khoăn và không tán thành lắm với việc mở rộng quá như thế này”, ông bày tỏ.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước tâm tư: đất làm nhà cho người nghèo ở trong nước hiện cũng rất khó, Việt kiều tự do mua nhà đất như dự luật, chắc chắn sẽ có đầu cơ, ta nên nhìn thấy cả mặt trái của vấn đề này.
Nếu ở đô thị thì chỉ cho phép sở hữu 100 mét vuông thôi, tái định cư cho dân ở đô thị trong dự án Thủy điện Sơn La cũng chỉ 100 mét vuông, ông kiến nghị.
Trưởng ban dân nguyện Trần Thế Vượng thì lại lo “lợi đâu chưa thấy còn rắc rối” thì rất có thể xảy ra. Khi giao dịch thì cơ quan nào, ai xác nhận là người này có công với đất nước Việt Nam? ông đặt câu hỏi.
Với hàng loạt phân tích về các "rắc rối" có thể xảy ra, ông cho rằng quy định về nhà khoa học, nhà văn hóa thuộc đối tương được sở hữu nhà ở rất trừu tượng. Tóm lại “các nhà này” thì tiêu chuẩn thế nào, ai chứng nhận, sau khi mua nhà rồi mới phát hiện không phải "nhà" nào hết thì sẽ thế nào? ông lo lắng.
Cho rằng cần xem xét cho rõ hơn, xem “thế nào cho phải”, song các phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và Tòng Thị Phóng cùng một số vị đại biểu khác cho rằng đã có thể trình dự luật này ra Quốc hội để thông qua trong kỳ họp tới.