Việt Nam - Liên bang Nga: Tiềm năng hợp tác công nghiệp xanh

Vũ Khuê
Chia sẻ

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường...

Việt Nam ưu tiên phát triển công nghiệp xanh.
Việt Nam ưu tiên phát triển công nghiệp xanh.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (VN-EAEU FTA) có hiệu lực từ năm 2016, thương mại song phương Việt Nam – Liên bang Nga đã bứt tốc mạnh mẽ, tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016-2021, tương ứng với mức tăng trưởng thường niên khoảng 15%, và đạt hơn 5,5 tỷ USD vào năm 2021.

HỢP TÁC THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ CÒN KHIÊM TỐN

Năm 2022, do tác động của nhiều yếu tố, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đã bị ảnh hưởng đáng kể. Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, thương mại hai chiều năm 2022 đạt 3,55 tỷ USD, giảm 35,4% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,55 tỷ USD giảm 51,4%; nhập khẩu đạt 1,99 tỷ USD, giảm 13,2%.

Hiện nay, Nga chiếm hơn 90% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU). Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Nga gồm: điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, nông sản, thủy sản, hàng dệt may, da giày.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga các loại sắt thép, than các loại, phân bón, sản phẩm từ dầu mỏ, hóa chất, chất dẻo, gỗ và sản phẩm từ gỗ, lúa mỳ, thịt, thủy sản.

Về đầu tư, tính đến tháng 3/2023, Liên bang Nga có 171 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt trên 970 triệu USD, đứng thứ 28/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Các dự án đầu tư của Nga tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đăng ký đạt 531,2 triệu USD, chiếm 54,7% tổng vốn đăng ký đầu tư; tiếp theo là ngành dịch vụ với 203,7 triệu USD; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 131,2 triệu USD.

Để triển khai Nghị định thư hợp tác về sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải có động cơ, Tập đoàn Gaz đã thành lập Liên doanh tại Việt Nam. Với thương hiệu hàng đầu của liên bang Nga các sản phẩm của Liên doanh “GAZ-Thành Đạt” đã được thị trường Việt Nam đón nhận và có đánh giá tích cực.

Tuy nhiên, có một thực tế cần phải nhìn nhận rằng dòng vốn đầu tư từ Nga vào Việt Nam đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ngành này còn chưa xứng với tiềm năng của hai nước.

Trong khi đó, Việt Nam hiện có 17 dự án đầu tư sang Liên bang Nga đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 1,63 tỷ USD. Nga là địa bàn đứng thứ 4 về vốn trên 78 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài, chiếm 7% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 

Nổi bật là Dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Nhenhetxky, hoạt động của Trung tâm đa chức năng Hà Nội - Matxcơva, đặc biệt là Tập đoàn TH True Milk đang thực hiện thành công Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa sử dụng công nghệ cao tại khu vực Matxcơva, Kaluga và một số khu vực khác của Nga.

Tại “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga” mới đây, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thẳng thắn cho rằng những kết quả đạt được trong thời gian qua vẫn còn nhỏ bé, khiêm tốn so với tình hữu nghị, tiềm năng của hai nước.

Nhiều chuyên gia dự báo, xu hướng tăng trưởng thương mại tốt giữa hai nước sẽ còn tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo.

 PHÁT HUY THẾ MẠNH HAI BÊN

Mục tiêu Chính phủ hai nước đặt ra là nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 10 tỷ USD vào năm 2025. “Đây là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam và liên bang Nga khi thương mại song phương giữa hai nước những năm gần đây vẫn đang ở mức khoảng hơn 6 tỷ USD”, ông Phạm Tuấn Anh nhận định.

Vì thế, Việt Nam – Liên bang Nga cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Đại diện Bộ Công Thương cho rằng Việt Nam có lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực, vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị, xã hội ổn định, độ mở nền kinh tế rộng, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài hoạt động, trong đó có đầu tư từ Nga. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài.

 
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)

"Một trong những lý do khiến các nước chọn Việt Nam để đầu tư là do tình hình chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giá thành sản phẩm cạnh tranh, nguồn nhân lực phong phú, thị trường tiềm năng, cởi mở trong hội nhập kinh tế toàn cầu, chính sách mở với ưu đãi hấp dẫn và nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong thị trường Đông Nam Á, ở vị trí hành lang kinh tế Đông – Tây.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, sản xuất xanh, Chính phủ Việt Nam đang triển khai chính sách tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, bảo vệ môi trường tập trung vào tăng trưởng xanh.

Một số nhóm ngành công nghiệp được lựa chọn ưu tiên phát triển, như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; điện tử, viễn thông, công nghệ số, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Định hướng đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam phát triển thân thiện với môi trường, công nghiệp xanh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Trong khi đó, ông Potemkin Vasily Vladimirovich, Phó Thống đốc khu vực Tomsk về chính sách đầu tư và quan hệ tài sản, cho rằng Liên bang Nga có tiềm năng và các thế mạnh lớn trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, khai khoáng, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực mới là sản xuất xanh... Đây là những lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm.

Như vậy, với tiềm năng hợp tác và những định hướng chính về phát triển ngành công nghiệp của hai nước, rõ ràng triển vọng hợp tác công nghiệp và sản xuất xanh giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng và dư địa đế phát triển hợp tác hơn nữa.

Hơn nữa, hai nước đã có nền tảng vững chắc là Chính phủ hai bên đã cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 16-2023 phát hành ngày 17-04-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: 

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Việt Nam - Liên bang Nga: Tiềm năng hợp tác công nghiệp xanh  - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con