Vietcombank hoàn tất giao dịch đặc biệt 1 tỷ USD
Sau một năm chuẩn bị, Vietcombank đã hoàn tất giao dịch quy mô lên tới 1 tỷ USD chưa từng có tại Việt Nam
Nguồn tin của VnEconomy cho hay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa hoàn tất giao dịch đầu tư trái phiếu trị giá tới 1 tỷ USD tại thị trường nội địa.
Giao dịch này là kế hoạch trọng điểm của Vietcombank, đã được chuẩn bị và theo đuổi trong một năm qua.
Các thông tin cụ thể về giao dịch này hiện chưa được tiết lộ. Còn theo nguồn tin của VnEconomy, nguồn vốn Vietcombank đầu tư vào trái phiếu này nằm trong kế hoạch sử dụng vốn đã được tính toán và chuẩn bị kỹ, trái phiếu được phát hành trong nước với cơ chế bảo lãnh và lãi suất tốt.
Đây cũng là giao dịch lớn nhất của riêng Vietcombank và hệ thống các ngân hàng Việt Nam nói chung từ trước tới nay.
Tính đặc biệt của nó được nhìn nhận ở một giao dịch chưa từng có tiền lệ về quy mô và yếu tố nguồn tại thị trường nội địa.
Với giao dịch thành công này, Vietcombank khẳng định thế mạnh của mình về nguồn vốn, cũng như khẳng định năng lực tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Trước đây, các giao dịch trái phiếu bằng ngoại tệ quy mô lớn trong nước thường do các định chế tài chính nước ngoài đứng ra làm đầu mối thu xếp vốn.
Trong năm 2005, lần đầu tiên Chính phủ thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế và đã huy động thành công 750 triệu USD. Năm 2010, ở lần phát hành thứ hai, lượng vốn huy động được là 1 tỷ USD. Hai đợt phát hành này sẽ lần lượt đáo hạn trong năm 2006 và 2020.
Gần đây nhất, tháng 11/2014, Chính phủ tiếp tục phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm ra thị trường quốc tế. Đây cũng là đợt phát hành được đánh giá là thành công nhất khi thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia (lượng đăng ký cao hơn 10 lần chàn bán), cùng lãi suất trái phiếu thấp hơn dự tính (cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm, đây cũng là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay, 6,875%/năm và 6,755%/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 và 2010).
Hiện thông tin về giao dịch 1 tỷ USD trái phiếu với Vietcombank nói trên chưa được tiết lộ cụ thể, song lãi suất có thể thấp hơn so với đợt phát hành ra thị trường quốc tế hồi tháng 11/2014. Ngoài ra, khi huy động được nguồn lực trong nước, Chính phủ cũng giảm thiểu được các chi phí thuê các tổ chức tư vấn nước ngoài, tổ chức các chương trình giới thiệu và triển khai nếu huy động ở kênh trái phiếu quốc tế.
Có một điểm đáng chú ý trong giao dịch trên, đầu mối thực hiện chỉ riêng Vietcombank. Ngân hàng này có tiềm lực tài chính mạnh, cùng nguồn tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam những kỳ báo báo tài chính gần đây. Theo đó, qua giao dịch này, với quy mô lớn, nhưng thị trường ngoại tệ và tỷ giá không nhiều biến động.
Ngoài khẳng định năng lực của các định chế tài chính nội địa, giúp giảm thiểu chi phí huy động vốn, giao dịch quy mô lớn trên cũng góp phần hỗ trợ cân đối ngân sách trong một năm dự kiến có nhiều khó khăn.
Về lâu dài, giao dịch trên của Vietcombank cũng mở ra một hướng đi mới, giúp đa dạng hơn các kênh huy động vốn cho Chính phủ, nhất là bằng ngoại tệ.
Giao dịch này là kế hoạch trọng điểm của Vietcombank, đã được chuẩn bị và theo đuổi trong một năm qua.
Các thông tin cụ thể về giao dịch này hiện chưa được tiết lộ. Còn theo nguồn tin của VnEconomy, nguồn vốn Vietcombank đầu tư vào trái phiếu này nằm trong kế hoạch sử dụng vốn đã được tính toán và chuẩn bị kỹ, trái phiếu được phát hành trong nước với cơ chế bảo lãnh và lãi suất tốt.
Đây cũng là giao dịch lớn nhất của riêng Vietcombank và hệ thống các ngân hàng Việt Nam nói chung từ trước tới nay.
Tính đặc biệt của nó được nhìn nhận ở một giao dịch chưa từng có tiền lệ về quy mô và yếu tố nguồn tại thị trường nội địa.
Với giao dịch thành công này, Vietcombank khẳng định thế mạnh của mình về nguồn vốn, cũng như khẳng định năng lực tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
Trước đây, các giao dịch trái phiếu bằng ngoại tệ quy mô lớn trong nước thường do các định chế tài chính nước ngoài đứng ra làm đầu mối thu xếp vốn.
Trong năm 2005, lần đầu tiên Chính phủ thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế và đã huy động thành công 750 triệu USD. Năm 2010, ở lần phát hành thứ hai, lượng vốn huy động được là 1 tỷ USD. Hai đợt phát hành này sẽ lần lượt đáo hạn trong năm 2006 và 2020.
Gần đây nhất, tháng 11/2014, Chính phủ tiếp tục phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm ra thị trường quốc tế. Đây cũng là đợt phát hành được đánh giá là thành công nhất khi thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia (lượng đăng ký cao hơn 10 lần chàn bán), cùng lãi suất trái phiếu thấp hơn dự tính (cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm, đây cũng là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay, 6,875%/năm và 6,755%/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 và 2010).
Hiện thông tin về giao dịch 1 tỷ USD trái phiếu với Vietcombank nói trên chưa được tiết lộ cụ thể, song lãi suất có thể thấp hơn so với đợt phát hành ra thị trường quốc tế hồi tháng 11/2014. Ngoài ra, khi huy động được nguồn lực trong nước, Chính phủ cũng giảm thiểu được các chi phí thuê các tổ chức tư vấn nước ngoài, tổ chức các chương trình giới thiệu và triển khai nếu huy động ở kênh trái phiếu quốc tế.
Có một điểm đáng chú ý trong giao dịch trên, đầu mối thực hiện chỉ riêng Vietcombank. Ngân hàng này có tiềm lực tài chính mạnh, cùng nguồn tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam những kỳ báo báo tài chính gần đây. Theo đó, qua giao dịch này, với quy mô lớn, nhưng thị trường ngoại tệ và tỷ giá không nhiều biến động.
Ngoài khẳng định năng lực của các định chế tài chính nội địa, giúp giảm thiểu chi phí huy động vốn, giao dịch quy mô lớn trên cũng góp phần hỗ trợ cân đối ngân sách trong một năm dự kiến có nhiều khó khăn.
Về lâu dài, giao dịch trên của Vietcombank cũng mở ra một hướng đi mới, giúp đa dạng hơn các kênh huy động vốn cho Chính phủ, nhất là bằng ngoại tệ.